Đặt banner 324 x 100

3 Cách làm bấc nến tại nhà đơn giản và hiệu quả


Website: https://nenthomhuongviet.com
1. Bấc nến là gì? Các loại bấc nến thường được sử dụng để làm nến thơm

1.1 Bấc nến là gì?

Bấc nến hay còn được gọi là tim nến, là một trong những bộ phận nhất của nến thơm. Bấc nến là bộ phần dùng để dẫn lửa và giữ lửa  nhằm giúp  nến thơm duy trì sự cháy của mình trong một khoảng thời gian dài. Trong quá trình sản xuất nến thơm, người thợ phải chọn ra một loại bấc nến để  phù hợp với trọng lượng của sáp, nhằm giúp sáp tan chảy đều trên bề mặt khi nến được đốt. Nếu chọn bấc nến không phù hợp thì khi đốt, sáp sẽ không tan chảy đều trên bề mặt và dẫn đến tình trạng nến bị lõm hoặc thừa sáp xung quanh

1.2 Các loại bấc nến thường được sử dụng để làm nến thơm

Sau đây là 3 loại bấc nến thường được sử dụng nhất để làm nến thơm:

Bấc(tim) nến gỗ: Đây là loại bấc làm từ gỗ và được cắt thành tấm vuông và có khi cũng được dát thành thanh tròn nhỏ. Ưu điểm của loại bấc này là khi cháy, ngọn lửa cháy rất đều và sẽ không tạo ra khói đen, đặc biệt rất dễ bắt lửa. Nhưng nhược điểm của loại bấc này là giá thành rất cao, quá trình gia công rất phức tạp và tốn rất nhiều thời gian. Do đó bấc(tim) nến gỗ thường được sử dụng cho các loại nến thơm cao cấp. 

Bấc(tim) nến chì: Được làm từ những sợi hóa học có tẩm kim loại, se thành dạng sợi xoắn cứng hoặc mảnh. Ưu điểm của lại bấc này là bắt lửa nhanh, khi cháy sẽ tạo ra ngọn lửa đỏ sáng rực tạo ra nhiều màu sắc. Ngược lại loại bấc này có khá nhiều nhược điểm như: khi cháy bấc nến sẽ tạo ra ngọn lửa rất chói, tạo ra nhiều khói đen và nhiều muội than, bấc nến chì cháy rất nhanh nên sẽ làm tiêu hao nguyên liêu. Loại bấc này khi sử dụng nhiều sẽ không tốt cho cơ thể

Bấc(tim) nến cotton: Được làm từ sợi thiên nhiên của cây bông có thể se thành sợi mảnh hoặc xoắn dài. Loại bất này  có rất nhiều ưu điểm như bấc rất dễ bắt lửa, khi cháy tạo ra một ngọn lửa không chói và có màu sắc dịu nhẹ, lửa cháy đều tạo ra ít mụn than. Chính vì thể loại bấc này được nhiều người ưa chuộng và sử dụng.

cách làm bấc nến

2. Cách làm nến tại nhà đơn giản và hiệu quả.

2.1 Cách làm bấc nến phủ Borax

Bước 1: Đun sôi nước: Hãy chuẩn bị một cốc nước khoảng 250 ml và đun cho sôi nước bằng ấm đun hoặc nồi nhỏ. Đun cho đến khi nước vừa sôi và nổi một bọt bóng li ti, chứ không đun cho nước sôi sùn sụt. 

Bước 2: Hòa tan mùi và Borax: Sau khi nước sôi, bạn hãy đổ một một bát thủy tinh. Cùng với đó thêm 2 thìa canh bột Borax và 1 thía canh muối và khuấy đều cho đến khi nguyên liệu được hòa tan. 

  • Sau khi hoàn thành bạn sẽ dùng hỗn hợp này để xử lý vật liệu dùng làm bấc nến. Nến có thể sẽ được cháy lâu hơn và sáng hơn khi bấc nến được xử lý bằng Borax. Bên cạnh đó việc xử lý bấc nến bằng cách nà còn giúp giảm bụi và khói được tạo ra trong quá trình đốt nến.
  • Lưu ý khi sử dụng Borax: Hãy để Borax tránh xa tầm tay trẻ em và thú cưng, vì Borax là nguyên liệu rất độc hại nếu cơ thể hít phải hoặc nuốt.

Bước 3: Ngâm sợi cotton làm bấc vào hỗn hợp Borax: Hãy sử dụng một sợi cotton dày và ngâm vào hỗn hợp muối và Borax đã chuẩn bị trước đó. Thời gian ngâm sợi cotton trong hỗn hợp là 24 tiếng.

  • Hãy đảm bảo rằng khuôn làm nến không cao hơn chiều dài của sợi cotton. Nếu bạn vẫn chưa xác định được độ dài của nến, thì bạn có thể ngâm sợi dây cotton với chiều dài 30 cm vào hỗn hợp rồi sau đó cắt ngắn. 
  • Hãy hết các sợi dây cotton nào cũng có thể được sử dụng để làm bấc nến. Bạn có thể sử dụng dây thừng, khăn cotton cắt nhỏ, chỉ cotton, hoặc những loại dây dày sách đã được loại bỏ phần nhựa.
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn nên ngâm dây cotton vào trong hỗn hợp 24 tiếng. Bạn cũng có thể lấy dây cotton ra sớm hơn để tiết kiệm thời gian, nhưng sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất.

Bước 4: Hong kho dây cotton: Bạn có thể sử dụng kẹp gấp hoặc que dài để lấy sợi dây cotton ra khỏi hỗn hợp. Sau đó hãy phơi khô sợi cotton từ 2 đến 3 ngày.

  • Để thực hiện bước tiếp theo bạn hãy chắc rằng sợi cotton đã được hong khô hoàn toàn.
  • Bạn có thể hong khô sợi cotton bằng cách treo chúng trên kẹp phơi đồ hoặc những loại kẹp tương tự. Hãy sử dụng giấy bạc để lót bên dưới sợi dây vì trong quá trình hong khô chất lỏng của hỗn hợp có thể rơi xuống.

Bước 5: Đun sáp: Bạn hãy sử dụng nồi hấp cách thủy để đun sáp tan chảy. Nếu bạn không có nồi hấp cách thủy, thì cũng có thể sử dụng những lon nhôm hoặc nồi nhỏ để thay thế.

  • Đun nồi với mực nước cao khoảng từ 2,5 đến 5 cm đến khi vừa nổi những hạt bong bóng ti ti chứ không để sôi mạnh. 
  • Đặt một lon kim loại vào nước đang nóng. Hãy chờ trong một phút để lon được nóng trước khi thêm sáp vào. 
  • Hãy lưu ý: Sáp khi tan chảy sẽ có nhiệt độ cao và có thể gây bỏng , Khi thực hiện quá trình này bạn hãy đặc biệt cẩn trọng.

Bước 6: Ngâm dây cotton đã được hong khô vào sáp đã tan chảy: Hãy cẩn thận đặt dây cotton dã ngâm trong hỗn hợp Borax và muối được hong khô vào sáp. Cố gắn cho sợi dây thắm càng nhiều sáp càng tốt. 

  • Trên thực tế thì công việc này cũng không cần thiết. Nhưng để chắc chắn sợi cotton được bên hơn, cứng hơn để dễ dàng sử lý và dễ bắt lửa hơn thì bạn nên ngâm dây cotton vào trong sáp.

Bước 7: Hong kho dây cotton: Hãy hong khô dây cotton như quy trình đã thực hiện ở bước 4. Nhưng điểm khác biệt ở đây là quá trình này chỉ diễn ra trong vài phút. 

  • Cũng tương tự như quy trình ở bước 4. Bạn cũng nến lót giấy bạc bên dưới. Vi trong quá trình hong khô sáp cũng có thể chảy xuống.

Bước 8: Lập lại thao tác. Để sợi dây cotton thêm dày và vững chắc hơn hãy nhúng sợi cotton vào sáp từ một đến 2 lần nữa 

  • Sợi bấc cứng nhưng cũng phải cần một sự dẻo giai phù hợp để trở nên hoàn hảo nhất. 

Bước 9: Sử dụng bấc nến: Sau khi đã thực hiện đầy đủ 8 bước trên bạn chỉ cần sáp nên được phủ trên sợi cotton khô lại là quá trình làm bấc  sẽ hoàn tất và bạn có thể đặt bấc vào nến để sử dụng.

cách làm bấc nến

2.2 Cách làm bấc nến gỗ

Bước 1: Cắt ngắn một thanh que gỗ nhỏ: Dùng dao hoặc kéo cắt ngắn một thanh gỗ nhỏ sao cho thanh gỗ nhỏ chỉ cao hơn khuôn làm nến từ 1,25 đến 3cm.

  • Sử dụng que gỗ nhỏ có đường kính từ 1,25cm đến 4cm. Các loại que gỗ này có bán tại các cửa hàng vật liệu thủ công.
  • Nếu bạn vẫn chưa hình dung ra chiều dài và rộng của khuôn làm nến thì bạn hãy cắt ngắn thanh que gỗ từ 15 đến 30 cm. Như vậy bạn sẽ có thể tùy chỉnh được kích thước.

Bước 2:  Ngâm thanh que gỗ vào dầu ô li: Đặt than que gỗ đã cặt ngắn vào một chiếc đĩa hoặc một cái mâm nhỏ sâu lòng. Đổ một lượng dầu ô liu ở nhiệt độ phòng vào cho đến khi vữa ngập thanh gỗ. 

  • Khi que gỗ  được ngâm trong dầu ô liu thì khi cháy ngọn lửa sẽ cháy được đều và dễ bắt lửa hơn, mặc dù gỗ là một loại vật liệu dễ cháy. 
  • Hãy ngâm que gỗ trong dầu ô liu khoảng 20 phút. Nếu bạn muốn que gô thắm được nhiều dầu hơn và khi cháy sẽ tạo ra ngọn lửa sáng hơn thì hãy ngâm trong dầu 1 tiếng..
  • Bước 3: Vệ sinh phần dầu thừa còn bám trên gỗ: Sau khi ngâm que gỗ trong dầu hãy lấy ra và dùng khăn giấy sách để lau khô dầu còn bám trên bề mặt que gỗ trong vài phút. 
  • Đảm bảo rằng que gỗ được lau khô hoàn toàn và không còn một vết dầu nào còn bám trên que gỗ.

Bước 4: Gắn thanh gỗ vào đề làm bằng kim loại: Hãy cẩn thận gắn một đầu của que gỗ đã được lau khô vào đế của kim loại. 

  • Que gỗ được đẩy xuống càng sâu thì càng tốt. Đế kim loại sẽ giúp giữ chắc que gỗ  khi nó được đặt trong sáp đun chảy trong suốt quá trình làm nến. 
  • Bước 5: Sử dụng nến khi cần thiết: Sau khi hoàn thành hết tất cả các giai đoạn trên thì công việc làm bấc nến sẽ hoàn thành và bạn có thể sử dụng để làm nến. 
  • Bắc nến làm bằng que gỗ sẽ rất dễ bắt lửa vì nó đã được trông dầu. Khi đốt bấc nến sẽ tạo mùi gỗ rất dễ và những tiếng nổ lách cách chịu có thể giúp bạn thư giãn.

cách làm bấc nến

2.3 Cách làm bấc nến rời:

Bước 1: Đun sáp bằng nồi hấp cách thủy: Hãy đặt sáp vào nồi hấp cách thủy và đun cho đến khi sáp tan chảy.

  • Bạn có thể sử dụng những loại sáp tươi. Hoặc để tiết kiệm hơn bạn cũng có thể sử dụng những loại sáp tái chế. Để sáp được tan chảy nhanh hơn, bạn hãy bẽ sáp thành những vụn nhỏ trước khi đun. 
  • Một lưu ý khi đun sáp là là bạn nên đun cho đến khi nước vừa sôi và nổi những hạt bong bóng li ti chứ đừng nên để nước sôi quá mạnh.

 Bước 2: Uổng một đầu sợi nhung cứng: Hãy sử cụng đầu của một cây bút hoặc những vật tương tự và quấn một đầu của sợi nhung cứng được làm bằng cotton quanh chúng. Quấn cho đến khi đầu của sợi nhung chạm vào phần còn lại của sợi nhung. 

  • Bạn hãy trượt sợi nhung ra khỏi bút khi cuộn sợi nhung cứng.
  • Hãy đảm bảo rằng sợi nhung được làm từ nguyên liệu cotton. Bởi nếu sợi nhung được làm từ các loại nguyên liệu tổng hợp thì sẽ rất khó bắt lửa hoặc không thể bắt lửa.

Bước 3: Cắt sợi nhung: Bạn có thể dùng dao hoặc kìm để cắt sợi nhung. 

  • Sau khi cắt sợi nhung Hãy uốn phần phần phía trên của bấc vào giữa vòng tròn bằng kiềm. Đảm bảo rằng phần này của bấc sẽ hướng lên trên và phần còn lại ở giữa. 
  • Nếu phần dựng lên của bấc không ở giữa hoặc quá nặng thì sẽ không phân bổ trong lượng cân bằng và bấc sẽ bị nghiêng thay vì đứng thẳng.

Bước 4: Nhúng bấc nến vào sáp tan chảy: Sau khi đã cắt ngắn sợi nhung bằng kìm hãy cẩn thận dùng kẹp để đặt sợi nhung vào sáp đã tan chảy. Ngâm khoảng vài phút 

  • Hãy đảm bảo rằng toàn sợi nhung đã ngập hoàn toàn trong sáp. 

Bước 5: Hong khô bấc nến: Sau khi đã ngâm được vài phút hãy dùng kẹp gắp bất nến ra giấy bạc và chờ đợi vài phút để sáp được khô và cứng lại. 

  • Dựng bấc đứng thẳng trong vòng tròn cho đến khi bấc nến được hong khô. 
  • Bấc nến sẽ cứng lại và bạn có thể chạm vào khi đã được để nguội.

Bước 6: Lặp lại thao tác:

  • Tiếp tục nhúng vào nến và hong khô từ một đến 3 lần. Lưu ý rắng phải đợi cho sáp được hong khô trước khi nhúng vào sáp trong lần kế tiếp 
  • Bấc nến sẽ càng trở nên cứng và dày hơn. Đặc biệt sẽ dễ cháy hơn khi bạn thực hiện quá trình này.

Bước 7: Sử dụng khi cần thiết: Trong lần nhúng cuối cùng, hãy đợi sáp khô hoàn toàn thì quá trình làm bấc nến hoàn tất và bạn có thể đặt trực tiếp sợi bấc lên bề mặt nến  mà không gắn bấc ở giữa.

Bài viết trên do Nến Thơm Hương Việt tổng hợp lại nhằm giúp các bạn biết cách làm bấc nến tại nhà. Hi vọng bài viết này sẽ hưu ích với các bạn.
 

Thông tin liên hệ


: NENTHOMHUONGVIET1
:
:
:
: