Đặt banner 324 x 100

Gỗ MDF là gì? Top 5 đồ nội thất văn phòng từ MDF


Nếu bạn đang đi mua đồ nội thất cho gia đình hoặc văn phòng, câu hỏi thường xuyên được đặt ra là 'Gỗ MDF là gì?'. Đây là một loại vật liệu đang từ từ thay thế gỗ tự nhiên, nguồn cung cấp gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm.

Xem thêm: >>> 266+ mẫu bàn làm việc hòa phát đáng mua nhất

Gỗ MDF là gì?

Không có mô tả ảnh.
MDF – Medium Density Fiberboard nghĩa là ván sợi có tỷ trọng trung bình. Theo như tên gọi, loại gỗ ép này có tỷ trọng gỗ trung bình. Nhưng đặc hơn ván dăm và không cao bằng HDF. Gỗ MDF thuộc phân khúc phổ thông nên phù hợp với nhu cầu của người dùng cơ bản hiện nay.

Cấu tạo của gỗ MDF

Cấu tạo cơ bản của một tấm ván MDF bao gồm: bột sợi gỗ, sáp chống ẩm, chất kết dính, bột trộn vô cơ, chất bảo vệ. Các thành phần được trộn và nén dưới áp suất đạt tỷ trọng từ 680 – 840 kg/m3. Bột gỗ ở dạng khá mịn. Tuy nhiên trong cấu tạo vẫn có dăm gỗ kết hợp với bột độn mang lại độ cứng tương đối cao cho loại gỗ công nghiệp này. Lớp sáp chống ẩm và các chất chống mối mọt, ẩm mốc giúp ván MDF không bị mục trong nhiều điều kiện sử dụng.

Ứng dụng gỗ MDF trong nội thất

MDF được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất nói chung và thiết kế nội thất văn phòng nói riêng. Ngoài ra, với những ưu nhược điểm khác nhau, loại gỗ này còn có khả năng thay thế gỗ tự nhiên. Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta sử dụng gỗ MDF để sản xuất đồ nội thất khác nhau. Như sản xuất bàn văn phòng, tủ kệ văn phòng, tủ quần áo…

Ưu, nhược điểm của gỗ MDF là gì?

Ưu điểm của gỗ MDF

  • Phù hợp với nhiều phong cách
  • Không co ngót, cong vênh hay mục nát như gỗ tự nhiên.
  • Bề mặt phẳng nhẵn.
  • Dễ dàng sơn phủ lên bề mặt hoặc dán các vật liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamine, acrylic.
  • Có số lượng lớn và đồng đều.
  • Tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên.
  • Thời gian gia công nhanh

Nhược điểm

  • Khả năng chịu nước kém ở MDF thường. MDF xanh có khả năng chống ẩm tốt hơn.
  • Gỗ MDF có độ cứng tốt nhưng không có độ dẻo dai.
  • Không thể chạm khắc như gỗ tự nhiên.
  • Độ dày của gỗ cũng bị hạn chế. Nếu làm đồ vật có chiều dày cao phải ghép nhiều tấm gỗ.

Phân loại gỗ MDF

Gỗ MDF hiện có nhiều loại cho người dùng lựa chọn. Tùy theo công nghệ sản xuất người ta có thể chia thành các loại phổ biến sau.

Phân loại theo chất gỗ

Ván MDF thường

Phổ biến nhất là ván MDF thông thường. Tất cả các loại ván ép này đều có đặc điểm dễ nhận biết là có màu trắng sữa tự nhiên của gỗ. Loại này được sử dụng rộng rãi vì giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng. Để đáp ứng tính thẩm mỹ, loại gỗ này còn được phủ sơn PU. Hoặc các lớp phủ từ Melamine hoặc Laminate mang đến vẻ đẹp thời thượng hơn.

Ván MDF chống ẩm

Ván MDF chống ẩm sẽ được tăng lớp sáp hoặc keo chống ẩm để đáp ứng khả năng chịu nước của vật liệu. Một yếu tố quan trọng khác để tạo nên khả năng chịu nước tốt là khả năng chịu lực nén cao. Lực nén càng cao, mật độ ván ép càng dày thì khoảng trống hạn chế thấm nước càng ít. Loại gỗ MDF này thường được dùng để sản xuất những nội thất thường xuyên tiếp xúc với nước. Như cửa nhà tắm, tủ bếp, cửa nhà vệ sinh…
 

Ván MDF chống cháy

Với ván chống cháy, ngoài thành phần cấu tạo cơ bản là gỗ công nghiệp. Loại ván MDF này còn được bổ sung thêm phụ gia chống cháy nhằm giảm khả năng bắt lửa và chống cháy lan của vật liệu. Trên thực tế, ván ép MDF chống cháy không thể chống cháy hoàn toàn. Mà chỉ làm giảm khả năng bắt lửa, giảm thải khói độc và kéo dài thời gian thoát nạn cho người sử dụng.

Vì vậy, loại ván ép công nghiệp này được sử dụng rộng rãi để làm cửa, vách ngăn chống cháy ở những khu vực tập trung đông người như tòa nhà văn phòng cao tầng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí…

Phân loại theo các lớp phủ

Lớp phủ Laminate

Laminate hay còn gọi là High-pressure laminate (HPL) là một trong những vật liệu có khả năng chịu nước, chống cháy tốt cùng với bề mặt vô cùng trang nhã. Vì vậy, chúng thường được phủ trên bề mặt gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất văn phòng.

Laminate sở hữu những đặc tính nổi bật được đánh giá cao như sau:

  • Thân thiện với môi trường
  • Có thể bẻ, bẻ theo hình dáng của sản phẩm
  • Dễ dàng vệ sinh, lau chùi trên bề mặt
  • Khó phai màu, chống mối mọt và hóa chất
  • Chống va đạp, khó trầy xước và chống nước
  • Khả năng chống nước và ăn mòn tĩnh điện tốt

Phủ melamin

Melamine là lớp bề mặt giả gỗ được làm từ chất liệu công nghiệp. Các bề mặt Melamine khác nhau được tạo ra nhờ chất kết dính. Cấu tạo của lớp bề mặt melamine thường bao gồm 3 lớp cơ bản:

  • Lớp trong (C): Là lớp giấy nền, lớp này có nhiệm vụ tạo độ cứng và độ dày cần thiết cho melamin.
  • Lớp tiếp theo (B): Là lớp ở giữa, đóng vai trò là lớp màng tạo vân gỗ. Đây cũng chính là lớp tạo nên tính thẩm mỹ của lớp bề mặt. Làm tăng tính đa dạng, phong phú cho bề mặt nội thất.
  • Lớp ngoài (A): Lớp màng bảo vệ. Lớp này có tác dụng chống xước, chống ẩm hay cách âm cơ bản nhất.