Đặt banner 324 x 100

8 dấu hiệu trẻ cần đi khám mắt


80% những điều trẻ học ở trường được tiếp nhận bằng mắt. Điều này có nghĩa là tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị), nếu không được điều chỉnh, có thể ảnh hưởng nặng nề tới kết quả học tập và sự phát triển của trẻ. Cha mẹ cần đưa con đi khám mắt nếu thấy có các dấu hiệu nghi ngờ:

1. Thường xuyên ngồi gần TV hay cúi gằm khi đọc sách

Thói quen ngồi gần TV có thể là biểu hiện của thị lực kém. Nếu trẻ không thể nhìn rõ các hình ảnh trên màn hình hay phải cúi sát khi đọc sách, rất có thể bé đã bị cận thị.
ĐỌC THÊM: TẠI ĐÂY

2. Thường xuyên dụi mắt

Trẻ thường dụi mắt khi mệt mỏi hay buồn bực. Nếu bé dụi mắt khi cố tập trung nhìn vào vật gì đó hoặc đang vui chơi, cần nghĩ tới vấn đề về thị lực.

Khi học đọc và cố đọc to các từ, ban đầu trẻ thường sử dụng ngón tay để trỏ theo các từ cần đọc. Thông thường, sau một lúc làm quen, trẻ có thể tập trung và không bị lạc khỏi chỗ cần đọc. Nếu sau khi đọc được một lúc, bé vẫn dùng ngón tay lần theo chữ, hãy yêu cầu con thử đọc to không cần chỉ tay. Nếu trẻ không thực hiện được điều này, nên đưa bé đi kiểm tra thị lực.  Lạc chỗ khi đọc hoặc phải dùng ngón tay để hướng dẫn mắt

3. Nhạy cảm với ánh sáng hoặc chảy nước mắt nhiều hơn bình thường

Con bạn có bị nhạy cảm quá mức với ánh sáng trong nhà, ánh nắng mặt trời hay ánh sáng đèn flash? Trẻ sợ ánh sáng hoặc quá nhạy cảm với ánh sáng có thể thấy đau đầu, buồn nôn. Nhạy cảm với ánh sáng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý mắt nghiêm trọng.
ĐỌC THÊM: HỘI CHỨNG KHÔ MẮT

Thông tin liên hệ


: internbvmtn
:
:
:
: