Đặt banner 324 x 100

Mẫu thiết kế nội thất nhà bếp tối ưu nhất cho chung cư


I. Kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà bếp hay cho chung cư

Không gian nhà bếp
Đối với các nhà bếp chung cư nhỏ thì việc thiết kế theo lối mở không gian là một giải pháp tối ưu và thông minh nhất. Theo lố thiết kế nội thất chung cư mở thì không gian phòng khách, nhà bếp và bàn ăn sẽ được đặt liên thông với nhau. Điều này không những giúp toàn bộ căn hộ trở nên thông thoáng, tiết kiệm tối đa được về mặt diện tích mà nó còn giúp cho các hoạt động nấu nướng, ăn uống, sinh hoạt của gia đình trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.

Còn đối với các căn hộ có diện tích được ưu ái hơn thì gia chủ cũng có thể dùng vách ngăn để tách rời, phân biệt rõ ràng không gian chức năng. Với lối bố trí tách rời không gian này thì nó sẽ làm giảm đi mùi nấu nướng.
Xem thêm: Thiết kế nội thất chung cư 96m2 siêu đẹp theo xu hướng hiện nay

Lựa chọn màu sắc khi thiết kế nội thất nhà bếp
Để có một không gian nhà bếp đẹp thì lựa chọn kết hợp màu sắc là việc vô cùng quan trọng. Tùy theo sở thích, phong cách của từng người mà có thể lựa chọn với những gam màu khác nhau. Khi lựa chọn màu sắc cho nhà bếp thì nên chọn theo gam màu chủ đạo của cả căn hộ. Khi lựa chọn màu sắc đồng điệu với phòng khách thì nó sẽ tạo nên một bố cục tổng thể hài hòa.

Nhưng thông thường, nhà bếp trong các căn hộ chung cư thường ưu tiên sử dụng các gam màu sáng như màu trắng, màu kem, màu ghi… Các gam màu này luôn có tác dụng mang đến cho nhà bếp cảm giác trẻ trung, sang trọng, sạch gọn, hiện đại, sạch sẽ và có cảm giác thông thoáng và rộng rãi hơn.

Thiết kế bố trí tủ bếp
Hiện nay có rất nhiều các mẫu tủ bếp khác nhau như: tủ bếp chữ L, tủ bếp chữ U tủ bếp chữ i, tủ bếp song song… Tùy theo từng diện tích không gian, bố cục mặt bằng của căn hộ, khi thiết kế phòng ngủ các kiến trúc sư luôn biết cách tư vấn với những mẫu tủ bếp phù hợp nhất. Thiết kế tủ bếp cao kịch trần đang trở thành xu hướng thiết kế nhà bếp thông minh và tối ưu nhất hiện nay. Bởi khi được bố trí theo cách này nó không chỉ giúp tiết kiệm và tận dụng hết diện tích không gian mà nó còn vô cùng thẩm mỹ và mở thêm không gian lưu trữ đồ đạc vật dụng cho nhà bếp.

Các thiết bị đồ điện tử như tủ lạnh, lò vi sóng, máy rửa bát, bếp từ, máy hút mùi… nên được bố trí âm trong tủ, điều này giúp cho không gian bếp trở nên gọn gàng, hiện đại và mang đến rất nhiều tiện nghi trong quá trình sử dụng.

Lựa chọn vật liệu thi công cho nội thất nhà bếp

Lựa chọn một vật liệu để thi công nội thất nhà bếp cho gia đình luôn là sự lựa chọn khó khăn nhất cho toàn bộ quá trình. Nhà bếp là không gian nấu nướng, tiếp xúc nhiều với nước nên vật liệu thi công nhà bếp luôn được lựa chọn một cách vô cùng khắt khe. Vật liệu trong nhà bếp luôn phải đề cao tính bền bỉ, có độ bền tốt, độ chống nước tốt.
Phần tủ bếp thường được chọn thi công với vật liệu cao cấp như gỗ MDF lõi xanh chống ẩm, Acrylic, nhựa… Các vật liệu này vừa có giá trí thẩm mỹ cao lại vừa rất bền với các ưu điểm nổi trội như: không co ngót, cong vênh, chống nước tốt, chịu lực tốt, không bám bụi, dễ dàng vệ sinh lau chùi.

Lựa chọn phụ kiện tủ bếp
Phụ kiện tủ bếp được hiểu đơn giản là tất cả những chi tiết, thiết bị và vận dụng được sắp xếp trong khu vực phòng bếp, trên bề mặt và dưới tủ bếp. Thay vì các phụ kiện nhà bếp truyền thống cồng kềnh và ít tính năng thì phụ kiện tủ bếp thông minh ngày càng được ưa chuộng. Các sản phẩm phụ kiện nhà bếp, tủ bếp hiện đại được làm bằng chất liệu inox, nhựa cao cấp với các tính năng năng thông minh đang chiếm được thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam.

II. Xu hướng thiết kế nội thất nhà bếp tối ưu nhất dành cho chung cư

1. Thiết kế nội thất bếp hình chữ i

Thiết kế phòng bếp chung cư nay đều có diện tích khá hạn chế. Đối với những căn hộ có diện tích không quá được ưu tiên thì việc lựa chọn tủ bếp hình khối chữ i là một giải pháp vô cùng tối ưu. Tủ bếp chữ i là kiểu dáng được thiết kế thành một đường thẳng dài sát trong bức tường, tuy có thiết kế khá đơn giản nhưng tủ mẫu tủ bếp hình chữ i vẫn đáp ứng tốt tất cả các công năng sử dụng trong nhà bếp.

Mẫu tủ bếp này có kiểu dáng gọn gàng, bếp ăn, chậu rửa và đồ gia dụng được bài trí thẳng hàng nhau tạo thành một hệ tủ dài. Kiểu tủ bếp này phù hợp với không gian có diện tích hạn chế hoặc căn bếp dài. Tủ bếp thẳng sẽ tạo hiệu ứng mở rộng không gian và dễ dàng bài trí nội thất cho căn hộ nhỏ.
 

2. Thiết kế nội thất nhà bếp hình chữ L

Thiết kế nội thất nhà bếp hình chữ L cũng là một lối bố trí vô cùng quen thuộc. Mẫu nhà bếp chữ L thương phù hợp với các không gian căn hộ có chiều ngang rộng. Là một khối tủ bao gồm 1 hệ tủ ngắn và 1 hệ tủ dài được ghép lại và nối giao vào nhau. Mẫu tủ bếp hình chữ L thường được thiết kế bo sát góc tường, vừa tận dụng được hết không gian vừa giúp tận dụng được rất nhiều về mặt diện tích không gian và tạo thêm sự linh hoạt trong việc nấu nướng.

Mẫu tủ bếp gỗ chữ L này thường được thiết kế bo sát góc tường giúp tận dụng được rất nhiều không gian. Thiết kế tủ bếp chữ L cho phép các bà nội trợ rút ngắn khoảng cách nấu nướng và tiết kiệm tối đa không gian lưu trữ trong bếp. Hơn nữa một nhánh 1 nhánh chữ L hoàn toàn có thể đặt một bộ bàn ghế ăn.
 

3. Thiết kế nội thất nhà bếp hình chữ U

Bếp chữ U không chỉ phù hợp với các căn hộ có diện tích không gian lớn mà nó còn là một giải pháp vô cùng hiệu quả dành cho các không gian diện tích hẹn chế. Thiết kế tủ bếp hình chữ U luôn mang lại rất nhiều không gian lưu trữ đồ đạc và bày biện rộng rãi. Mẫu nhà bếp này thường bao gồm một hệ tủ bếp và có thể tận dụng một cạnh của chữ U để thiết kế bàn chuẩn bị đồ ăn hay quầy bar. Khi thiết kế nhà bếp theo cách này nó sẽ giúp tối ưu cho mục đích nấu ăn và tạo đủ không gian để bạn tự do, thoải mái khi nấu nướng.
 

4. Thiết kế nội thất nhà bếp có bàn đảo

Đảo bếp cũng có khi được dùng làm bàn ăn, bàn sơ chế đồ ăn, bàn để thức ăn đã nấu chín, bàn đọc sách, bàn làm bài tập về nhà cho các con, … Tùy mỗi chức năng này mà phần tủ bếp phía dưới được thiết kế khác nhau sao cho phù hợp, tiện dụng nhất.

Bạn cần phải xác định được rõ ràng về chức năng của đảo bếp trước khi bắt tay vào thiết kế, thi công tủ bếp đảo. Nếu đảo bếp là nơi đặt bếp nấu thì thiết kế hệ thống tủ bếp phía dưới phải để trống phần không gian cho việc lắp đặt các thiết bị của bếp. Khi đảo bếp được dùng làm nơi đặt chậu rửa cũng vậy.

Đảo bếp chính là 1 bộ phận của hệ tủ bếp nhưng được bố trí tách rời và không dựa vào tường, thông thường đảo bếp sẽ được đặt ở chính giữa, tạo sự cân đối và hài hòa với gian bếp của gia đình. Đảo bếp không chỉ là điểm nhấn, thiết bị trang trí trong phòng bếp mà nó còn có rất nhiều công dụng khác nhau: tạo sự tiện nghi khi nấu nướng – có thể đứng ở nhiều hướng khác nhau khi vào bếp, không gian để cất giữ đồ đạc,…

5. Thiết kế nội thất nhà bếp có quầy bar

Khi nhắc tới mẫu thiết kế nhà bếp có quầy bar, người ta thường liên tưởng đến một không gian được tối giản về màu sắc, nội thất nhưng vẫn toát lên sự tinh tế, sang trọng cần thiết. Trong đó, quầy bar được thiết kế với mục đích tạo sự nổi bật và ấn tượng cho khu vực bếp.

Thông tin liên hệ


: noithatav
:
:
:
: