Đặt banner 324 x 100

Đau Răng Hàm Trong Cùng (Răng Cấm) Có Nguy Hiểm Không?


Đau răng hàm trong cùng gây ra không ít phiền toái khi ăn uống, sinh hoạt và ảnh hưởng nhiều quá trình học tập, làm việc. Ngoài những tác động tiêu cực đối với chất lượng cuộc sống, tình trạng này còn có thể gây tổn thương răng, mô nướu nặng nếu không được điều trị kịp thời.

 

Đau răng hàm trong cùng (răng cấm) và dấu hiệu nhận biết

Răng hàm trong cùng bao gồm răng số 6 và số 7 (răng cấm). Mỗi hàm răng gồm có 4 răng cấm với chức năng chính là nghiền nát thức ăn. Ngoài răng cấm, răng hàm còn có răng khôn (được gọi là răng số 8 hay răng hàm số 3). Tuy nhiên, một số người có thể không mọc răng khôn hoặc mọc không đủ 4 chiếc.

 

Khác với răng cửa, răng nanh, răng hàm có kích thước hơn, chiều dài thân răng thấp nhưng mặt nhai rộng, có nhiều rãnh kẽ để thuận lợi cho việc ăn nhai. Cũng vì đặc điểm hình thái và vị trí đặc biệt nên các răng hàm trong cùng – đặc biệt là răng số 7 và số 8 rất dễ bị đau nhức.

 

Răng hàm là răng giữ vai trò chính trong hoạt động ăn nhai. Chính vì vậy, tình trạng đau răng hàm trong cùng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống và sinh hoạt. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, cần phát hiện sớm tình trạng này và can thiệp các phương pháp điều trị kịp thời.

 

Các dấu hiệu nhận biết đau răng hàm trong cùng:

 

Xuất hiện cơn đau ở răng cấm (răng số 6, 7) và răng số 8 (răng khôn)

Cơn đau có mức độ đa dạng, từ nhẹ đến nặng tùy thuộc theo từng nguyên nhân cụ thể

Cơn đau có thể bùng phát đột ngột, đau dữ dội, đau nhói hoặc đau âm ỉ, kéo dài

Đau răng hàm trong cùng thường xảy ra trong quá trình ăn uống nhưng cũng có thể tự phát vào ban đêm.

Ngoài cơn đau, mô nướu xung quanh răng cũng có thể bị viêm, phù nề, chuyển sang màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Đôi khi kèm theo hôi miệng, sốt nhẹ, sưng má và sưng hạch góc hàm.

Nguyên nhân gây đau răng hàm trong cùng bên trái, bên phải

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng hàm trong cùng ở bên trái, bên phải. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là do hình thái và cấu trúc răng.

Xem thêm: nha khoa thúy đức

 

Như đã đề cập, răng cấm và răng khôn có mặt nhai rộng, nhiều rãnh kẽ và nằm ở cuối cung hàm nên khó làm sạch, thức ăn dễ bám dính vào mặt nhai và kẽ răng. Cũng chính vì vậy mà răng hàm trong cùng dễ gặp phải các vấn đề nha khoa hơn so với răng cửa, răng nhanh và răng tiền hàm.

 

Các nguyên nhân có thể gây đau nhức răng hàm trong cùng bên dưới, bên trên:

 

1. Vệ sinh răng miệng kém khiến thức ăn giắt vào kẽ răng

Thức ăn giắt vào kẽ răng là nguyên nhân gây đau răng thường gặp. Tình trạng này gặp nhiều ở răng hàm do đây là nhóm răng có chức năng nghiền nát thức ăn. Hơn nữa, răng hàm nằm sâu bên trong nên khó làm sạch hơn so với răng cửa và răng tiền hàm.

2. Thói quen nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ là thói quen vô thức xảy ra trong thời gian ngủ. Thói quen này gặp nhiều ở người bị căng thẳng và lo lắng quá mức. Nghiến răng là hành động siết chặt hai hàm răng tạo ra âm thanh ken két khó chịu. Ngoài ra, hành động này còn làm tăng áp lực lên răng – đặc biệt là răng hàm.

3. Do mọc răng khôn

Mọc răng khôn là nguyên nhân phổ biến gây đau răng hàm trong cùng. Răng khôn (răng số 8) được xem là răng đặc biệt nhất trong cung hàm. Răng số 8 chỉ mọc trong độ tuổi trưởng thành (17 – 29 tuổi) và nằm ở vị trí cuối cùng. Mỗi người có 4 chiếc răng khôn nhưng trên thực tế, có đến 35% trường hợp không mọc răng khôn và nhiều người không mọc đủ 4 răng số 8.

4. Do ảnh hưởng của các bệnh nha khoa

Do đặc điểm hình thái và nằm ở vị trí đặc biệt, răng hàm có nguy cơ gặp phải các vấn đề nha khoa cao hơn so với răng cửa và răng nanh. Đau nhức răng hàm trong cùng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như:

Ngoài những bệnh lý thường gặp trên, đau răng hàm trong cùng cũng có thể xảy ra do một số vấn đề nha khoa khác như viêm khớp thái dương hàm, viêm quanh chân răng, viêm loét niêm mạc miệng,…

 

5. Chấn thương gây đau răng hàm trong cùng

Chấn thương cũng có thể là nguyên nhân gây đau răng hàm trong cùng. Tác động cơ học khi va đập sẽ kích thích phản ứng viêm, đau của răng và mô nướu. Trong trường hợp chấn thương nhẹ, tình trạng đau nhức răng sẽ thuyên giảm chỉ sau một vài ngày. Tuy nhiên nếu va đập mạnh, răng có thể bị nứt, mẻ và thậm chí là gãy phần thân răng.

6. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, đau răng hàm trong cùng còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

Nhổ răng khôn

Đau răng hàm trong cùng sau khi thực hiện một số thủ thuật nha khoa như cạo vôi răng, trám răng, bọc răng sứ, lấy tủy răng,…

Mòn men răng (răng ê buốt)

Tụt lợi hở chân răng

Mô lợi mỏng bẩm sinh

Đau răng hàm trong cùng có nguy hiểm không?

Đau răng hàm trong cùng là triệu chứng khá phổ biến. Theo thống kê, tình trạng này gặp nhiều hơn ở người trưởng thành. Không chỉ gây khó chịu, đau nhức răng cấm, răng khôn còn ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, làm gián đoạn giấc ngủ, giảm hiệu suất lao động và quá trình học tập.

 

Nếu xảy ra do các bệnh lý nha khoa, đau răng hàm trong cùng cần phải được điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng. Bởi hầu hết các bệnh nha khoa đều tiến triển nặng dần theo thời gian. Nếu không có các biện pháp kiểm soát, hiện tượng viêm nhiễm có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu khiến răng đau nhức và tổn thương nặng.

 

Đa phần các trường hợp đau răng hàm trong cùng đều xảy ra do những nguyên nhân không quá nghiêm trọng. Khi can thiệp các phương pháp điều trị và chăm sóc kịp thời, tình trạng sẽ nhanh chóng được cải thiện sau một thời gian ngắn.

 

Đau răng hàm dưới, hàm trên trong cùng phải làm sao?

Đau răng hàm trong cùng có thể xảy ra ở hàm dưới, hàm trên, bên phải và cả bên trái. Dù ít khi gây ra các biến chứng nặng nề nhưng tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nên can thiệp sớm các biện pháp chăm sóc và điều trị.

 

Dưới đây là các phương pháp điều trị đau răng hàm trong cùng được áp dụng phổ biến:

 

1. Các biện pháp giảm đau tạm thời

Nếu chưa có thời gian đến phòng khám/ bệnh viện để kiểm tra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tạm thời. Ngoài ra, có thể kết hợp các biện pháp này với phương pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát cơn đau hiệu quả.

2. Phương pháp điều trị dứt điểm

Các biện pháp giảm đau tạm thời chỉ có thể kiểm soát cơn đau trong thời gian ngắn. Nếu không điều trị từ nguyên nhân, tình trạng đau răng hàm trong cùng sẽ tái phát sau một thời gian ngắn. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian đến phòng khám để được kiểm tra.

Xem thêm: nha khoa ava dental

 

Chăm sóc – phòng ngừa đau răng hàm trong cùng

Đau răng hàm trong cùng ảnh hưởng nhiều đến quá trình ăn uống. Ngoài ra, tình trạng này kéo dài còn tác động đến giấc ngủ, hiệu quả làm việc và khả năng tiếp thu. Do đó, can thiệp điều trị sớm là vấn đề hết sức cần thiết.

 

Bên cạnh các phương pháp chữa trị, nên phối hợp với chế độ chăm sóc hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát. Nếu phụ thuộc hoàn toàn vào các biện pháp điều trị, tình trạng đau răng hàm trong cùng có thể tiến triển dai dẳng, kéo dài.

 

Cách chăm sóc, phòng ngừa đau răng hàm trong cùng:

 

Giữ vệ sinh răng miệng là yếu tố quan trọng trong điều trị và phòng ngừa đau răng hàm trong cùng. Vì vậy, bạn cần chải răng đúng cách 2 – 3 lần/ ngày kết hợp với súc miệng với dung dịch sát khuẩn và dùng chỉ nha khoa.

Đau răng hàm có thể nặng hơn nếu có chế độ ăn uống không hợp lý. Để giảm áp lực lên răng đau nhức, bạn nên dùng các món ăn mềm, lỏng và ít gia vị trong thời gian điều trị.

Sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng chứa fluor để tái khoáng men răng, tăng sức khỏe mô nướu và cải thiện sức đề kháng của răng miệng. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm khoáng chất cho răng miệng thông qua các loại thực phẩm lành mạnh như cá, các loại nghêu, sò, mực, tôm, trái cây, rau củ,…

Vệ sinh răng miệng tại nhà không thể làm sạch mảng bám hoàn toàn. Chính vì vậy, bạn nên đến nha khoa để lấy cao răng 1 – 2 lần/ năm. Bên cạnh đó, thăm khám định kỳ còn giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng tiềm ẩn.

Người bị tiểu đường, mang thai, nhiễm HIV,… có nguy cơ mắc các bệnh nha khoa cao hơn bình thường. Do đó, nên chú ý vệ sinh răng miệng và ăn uống, sinh hoạt điều độ để nâng cao thể trạng nhằm phòng ngừa các bệnh lý nha khoa thường gặp.

Thay đổi các thói quen xấu như hút thuốc lá, nghiến răng, sử dụng rượu bia, đồ uống chứa axit, thức ăn cứng, dai,…

Trong một số trường hợp, răng khôn mọc ngầm không gây đau nhức hay khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng răng xiêu vẹo, mọc lệch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, mảng bám tích tụ gây ra hàng loạt các vấn đề nha khoa. Do đó, cần chủ động nhổ răng khôn nếu phát hiện răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc,…

Đau răng hàm trong cùng là vấn đề thường gặp ở người trưởng thành. Để giảm thiểu những ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống, bạn nên thăm khám và điều trị sớm. Tránh tình trạng tự ý dùng thuốc giảm đau làm che lấp các triệu chứng bất thường khiến răng, mô nướu bị tổn thương nặng theo thời gian.

www.facebook.com/nhakhoathammysunshine

Thông tin liên hệ


: Quanghieu21
:
:
:
: