Đặt banner 324 x 100

Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị


Chảy máu chân răng là triệu chứng thường gặp của các bệnh nha khoa như viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng,… Tuy nhiên, triệu chứng này còn có thể xảy ra do ảnh hưởng của nội tiết tố, thiếu hụt vitamin và ảnh hưởng của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Để có hướng khắc phục phù hợp, cần xác định được nguyên nhân cụ thể. 

Triệu chứng nhận biết chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là tình trạng chân răng bị chảy máu từ nhẹ đến nặng. Đây là triệu chứng khá phổ biến có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng chảy máu chân răng không chỉ khiến chân răng chảy máu mà còn đi kèm với nhiều triệu chứng khác.

Các triệu chứng nhận biết chảy máu chân răng:

Chân răng chảy máu, thường xảy ra sau khi chải răng hoặc khi dùng thức ăn khô, cứng, dai

Mô nướu xung quanh bị tấy đỏ, viêm và phù nề

Chạm tay vào mô nướu xung quanh răng bị tổn thương nhận thấy tình trạng nướu đau nhức, đôi khi có gây chảy mủ và chảy dịch

Răng lung lay và đau nhức nhẹ

Hơi thở có mùi hôi

Chảy máu chân răng là tình trạng khá phổ biến. Thông thường, tình trạng này có thể xảy ra khi chải răng quá mạnh hoặc dùng khi ăn các thực phẩm khô, cứng,… Tuy nhiên nếu tình trạng xảy ra với tần suất thường xuyên và kéo dài, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp.

Xem thêm: nha khoa be dental

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là triệu chứng khá phổ biến. Triệu chứng này có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

1. Do ảnh hưởng của các bệnh nha khoa

Chảy máu chân răng là dấu hiệu cho thấy chân răng, mô nướu và các cơ quan nâng đỡ răng bị tổn thương. Do đó trong một số trường hợp, triệu chứng này có thể là biểu hiện của các bệnh nha khoa

2. Thay đổi nội tiết tố nữ (mang thai, kinh nguyệt)

Thay đổi nội tiết tố nữ là một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Sự thay đổi hormone estrogen và progesterone trong thời kỳ mang thai, kinh nguyệt có thể làm tăng lưu lượng máu đến mô nướu khiến nướu nhạy cảm, dễ sưng đỏ, đau nhức và chảy máu. Đây cũng là lý do vì sao phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc phải các bệnh nha khoa như viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,…

3. Thiếu hụt một số loại vitamin

Ít người biết rằng, chảy máu chân răng và các bệnh nha khoa có thể xảy ra do thiếu hụt một số loại vitamin. Theo các chuyên gia, chảy máu chân răng có thể do thiếu một trong hai loại vitamin C,K

4. Chảy máu chân răng do sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra với tác nhân truyền bệnh là muỗi vằn. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ em, người lớn và bùng phát mạnh vào thời tiết nóng ẩm. Sốt xuất huyết có thể có mức độ nhẹ đến nặng tùy theo thể trạng của từng người.

6. Chải răng quá mạnh

Chải răng quá mạnh và đánh răng không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Mô nướu là niêm mạc mềm, dễ bị tổn thương nếu có tác động cơ học mạnh. Do đó, nướu có thể bị chảy máu, đau nhức do một số thói quen khi đánh răng

7. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chống đông

Thuốc chống đông là các loại thuốc có tác dụng chống đông máu và ngăn ngừa hình thành cục máu đông, được sử dụng trong trường hợp hậu phẫu 3 tháng sau khi thay van tim sinh học, rung nhĩ do van tim, giãn nhĩ trái nặng,…

8. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, chảy máu chân răng cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân ít gặp hơn như:

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường: Tiểu đường là bệnh nội khoa thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết kéo dài. Bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan trong cơ thể. Cụ thể, nồng độ đường trong máu tăng cao làm giảm các yếu tố đông máu và tế bào miễn dịch khiến sức đề kháng suy giảm và khó cầm máu. Chính vì vậy, chảy máu chân răng cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng của bệnh lý này.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Chân răng bị chảy máu là dấu hiệu cho thấy mô nướu và các cơ quan bao xung quanh bị tổn thương. Nếu xảy ra do các nguyên nhân có mức độ nhẹ, tình trạng này thường có thể tự thuyên giảm mà không can thiệp điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp chảy máu chân răng kéo dài, mức độ xuất huyết nặng và dai dẳng, bạn nên xác định nguyên nhân và can thiệp các phương pháp điều trị kịp thời.

Tình trạng chủ quan có thể khiến triệu chứng chảy máu chân răng nặng dần theo thời gian cả về mức độ và tần suất. Hơn nữa, các bệnh nha khoa gây ra tình trạng này còn có thể tiến triển nặng dẫn đến răng lung lay, lỏng lẻo và thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Các nghiên cứu còn cho thấy, các bệnh viêm nhiễm răng miệng kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, tiểu đường và biến chứng thai kỳ (sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân).

Ngoài ra, chảy máu chân răng cũng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân ít gặp hơn như thiếu hụt vitamin, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, ung thư máu, rối loạn đông máu,… Đây đều là những vấn đề sức khỏe cần được xử lý kịp thời. Thực tế, chảy máu chân răng không phải là tình trạng quá nguy hiểm nhưng triệu chứng này cho thấy các bệnh lý này đã chuyển biến nặng. Nếu không điều trị kịp thời, sức khỏe tổng thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề.

Xem thêm: niềng răng mắc cài cấu trúc

Các phương pháp điều trị chảy máu chân răng

Dưới đây là các phương pháp được áp dụng trong điều trị chảy máu chân răng:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể cải thiện tình trạng chảy máu chân răng do chải răng sai cách, ảnh hưởng của nội tiết tố và các bệnh nha khoa. Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng giúp làm sạch mảng bám và cao răng tích tụ, từ đó giảm mức độ kích thích lên mô nướu và các cơ quan bao xung quanh răng.

2. Áp dụng các biện pháp cầm máu tại nhà

Nếu chưa thể đến phòng khám, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng chảy máu chân răng bằng một số biện pháp tại nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng đồng thời mẹo tại nhà và các phương pháp y tế để nâng cao hiệu quả điều trị.

3. Các phương pháp y tế

Ở một số trường hợp chảy máu chân răng, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp y tế để cải thiện sức khỏe của răng và mô nướu. 

Phòng ngừa chảy máu chân răng bằng cách nào?

Chảy máu chân răng là triệu chứng khá phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. Triệu chứng này là dấu hiệu cho thấy răng và mô nướu bị tổn thương, đồng thời là lời cảnh báo về các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Để phòng ngừa chảy máu chân răng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng như chải răng 2 – 3 lần/ ngày, súc miệng 2 lần/ ngày và dùng chỉ nha khoa sau các bữa ăn để làm sạch thức ăn giắt vào các kẽ. Không chải răng quá mạnh và tránh sử dụng tăm xỉa răng vì có thể gây chảy máu chân răng.

Hạn chế dùng thực phẩm cứng, khô, dai và các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng. Ngoài ra, nên tránh sử dụng đồ uống chứa cồn và đồ ăn, thức uống quá nóng/ quá lạnh.

Nên dùng kem đánh răng, nước súc miệng chứa fluor theo định kỳ 2 – 3 tháng/ lần để cải thiện sức khỏe răng và nướu. Qua đó có thể phòng ngừa chảy máu chân răng và các bệnh nha khoa thường gặp khác.

Ăn uống điều độ cũng là biện pháp giúp phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả. Nên tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin K, C và các loại khoáng chất cần thiết như canxi, magie, sắt, phốt pho,…

Người bị tiểu đường nên ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để nâng cao chức năng đề kháng. Ngoài ra, nên khám răng miệng định kỳ 3 tháng/ lần để phát hiện sớm các vấn đề nha khoa tiềm ẩn.

Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần có thể phòng ngừa chảy máu chân răng do viêm nướu, viêm nha chu và một số bệnh nha khoa khác.

Tìm gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như răng lung lay, đau nhức, nướu chảy máu, phù nề, rỉ mủ, dịch, tụt lợi hở chân răng, hôi miệng dai dẳng,…

Chảy máu chân răng là tình trạng rất phổ biến. Nếu triệu chứng kéo dài và có mức độ nặng dần theo thời gian, cần chủ động thăm khám và can thiệp các phương pháp điều trị kịp thời. Tình trạng chủ quan có thể khiến sức khỏe răng miệng và thể trạng bị ảnh hưởng.

https://www.youtube.com/@nhakhoathammysunshine

Thông tin liên hệ


: reviewnhakhoa21
:
:
:
: