Đặt banner 324 x 100

Ê buốt răng khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý


 
Thống kê cho thấy, ê buốt răng khi mang thai ảnh hưởng đến khoảng 70% thai phụ. Tình trạng này thường bắt nguồn từ sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố hoặc do thiếu hụt khoáng chất khiến men răng suy yếu, mài mòn,… 
Nhận biết răng ê buốt khi mang thai
Răng ê buốt (răng nhạy cảm) là cảm giác khó chịu, buốt, nhói xảy ra đột ngột khi dùng thức ăn quá lạnh, nóng và chua. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào nhưng gặp nhiều hơn ở người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai. Thống kê cho thấy, 7/10 thai phụ gặp phải tình trạng răng ê buốt, đau nhức, khó chịu khi ăn uống.
Mang thai là giai đoạn cơ thể có nhiều sự thay đổi. Chính những thay đổi đột ngột này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm, ê buốt và một số vấn đề nha khoa khác. Hầu hết, các bệnh lý răng miệng ở mẹ bầu chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và thuyên giảm sau khi sinh nở.
Dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng tình trạng răng ê buốt ảnh hưởng nhiều đến ăn uống và đời sống sinh hoạt. Để kịp thời khắc phục chứng răng nhạy cảm, mẹ bầu cần phát hiện sớm tình trạng này thông qua một số dấu hiệu như:
Răng có cảm giác buốt nhói, khó chịu khi dùng thức ăn lạnh, nóng và chua
Mô nướu xung quanh răng cũng trở nên nhạy cảm và dễ đau nhức
Răng ê buốt nhiều cản trở quá trình ăn uống, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu
Trường hợp nặng còn có thể gây ê buốt, đau nhức răng ngay cả khi hít thở không khí lạnh
Một số trường hợp còn đi kèm với hiện tượng sưng đỏ mô nướu và chảy máu chân răng
Ban đầu, cảm giác ê buốt răng chỉ xảy ra với mức độ nhẹ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu không cải thiện, tình trạng có thể trở nên trầm trọng dần theo thời gian.
Xem thêm: nha khoa parkway có tốt không
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ê buốt chân răng
Răng bị ê buốt có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với phụ nữ mang thai, tình trạng này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
1. Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thai nhi phát triển. Trong đó, hormone progesterone có xu hướng tăng mạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ dẫn đến nhiều thay đổi đột ngột trong cơ thể. Vai trò chính của hormone này là làm dày niêm mạc và chống co thắt tử cung nhằm giúp bảo vệ thai nhi, tránh tình trạng sảy thai và động thai.
2. Thiếu hụt khoáng chất gây ê buốt răng khi mang thai
Bắt đầu từ cuối tháng thứ 3 thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển xương, răng, tóc và móng. Các bộ phận này đều được tạo thành từ những khoáng chất thiết yếu như canxi, phốt pho, fluor,… Vì vậy khi mang thai, mẹ bầu phải bổ sung chất khoáng thông qua thực phẩm lành mạnh và TPCN để đáp ứng được nhu cầu của thai nhi.
3. Biểu hiện của các bệnh lý nha khoa
Ê buốt răng còn là biểu hiện của một số bệnh nha khoa thường gặp như:
Sâu răng: Sâu răng là tình trạng vi khuẩn phát triển mạnh gây phá hủy các mô cứng của men răng và ngà răng. Khi sâu răng tiến triển vào ngà, tủy răng sẽ trở nên nhạy cảm với nhiệt độ từ món ăn, thức uống. Hậu quả là gây ra tình trạng ê buốt và khó chịu khi ăn uống.
Viêm nướu răng: Viêm nướu răng là bệnh nha khoa phổ biến, xảy ra khi cao răng tích tụ nhiều gây kích ứng và viêm nhiễm mô nướu (lợi). Bệnh lý này khiến lợi dễ chảy máu, răng ê buốt và đau nhức khi ăn uống.
Răng nứt, mẻ: Ê buốt răng cũng có thể xảy ra do răng nứt, mẻ không được điều trị. Tình trạng này khiến ngà răng lộ ra bên ngoài và nhạy cảm hơn với tác động vật lý, nhiệt độ từ thức ăn. Nếu không điều trị sớm, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào tủy răng thông qua vết nứt, mẻ trên bề mặt.
Ê buốt răng là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến quá trình ăn uống và sinh hoạt. Với những trường hợp ê buốt nặng, mẹ bầu có thể bị chán ăn, ăn uống kém do răng thường xuyên đau nhức và buốt nhói. Hơn nữa, một số vấn đề nha khoa đi kèm như chảy máu chân răng, răng lung lay, đau nhức,… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và sức khỏe của mẹ bầu.
Cách xử lý ê buốt răng khi mang thai
Bà bầu bị ê buốt răng nên có các biện pháp khắc phục sớm để bảo vệ sức khỏe răng miệng, đồng thời tránh gây ảnh hưởng đến thể trạng và sự phát triển của thai nhi. Đa phần các trường hợp răng nhạy cảm khi mang thai đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc.
1. Tìm gặp nha sĩ
Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm, dễ gặp phải tác dụng phụ và rủi ro khi can thiệp các phương pháp y tế (sử dụng thuốc, lấy tủy răng, hàn trám,…). Do đó nếu bị ê buốt răng, mẹ bầu nên tìm gặp nha sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.
Tùy theo mức độ ê buốt răng trong thời gian mang thai, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định các phương pháp điều trị sau:
Cạo vôi răng: Cạo vôi răng là phương pháp làm sạch răng chuyên nghiệp. Phương pháp này giúp loại bỏ mảng bám bị khoáng hóa ở chân răng và kẽ răng, hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng, cải thiện tình trạng viêm nướu và ê buốt răng rõ rệt. Đối với phụ nữ mang thai, bác sĩ chỉ thực hiện kỹ thuật này vào 3 tháng giữa thai kỳ.
Liệu pháp fluor: Fluor là khoáng chất cần thiết cho quá trình tái khoáng men răng và bảo vệ sức khỏe mô nướu. Bác sĩ có thể chỉ định bổ sung fluor bằng cách dùng gel bôi, nước súc miệng và kem đánh răng. Liệu pháp bổ sung fluor tại chỗ có thể cải thiện tình trạng răng ê buốt rõ rệt và an toàn với bà bầu.
Các phương pháp nha khoa chuyên sâu như hàn trám răng, bọc mão sứ, lấy tủy răng,… rất ít khi được chỉ định trong thời gian mang thai do có thể gây ra một số rủi ro. Tuy nhiên trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng các kỹ thuật này nếu lợi ích cao hơn rủi ro tiềm ẩn.
2. Sử dụng mẹo dân gian
Hầu hết các trường hợp bị ê buốt răng khi mang thai đều bắt nguồn từ thay đổi nội tiết tố. Do đó với những trường hợp nhẹ, mẹ bầu có thể cải thiện bằng một số mẹo dân gian như:
Súc miệng với nước muối ấm: Súc miệng với nước muối ấm có thể làm giảm tình trạng răng đau nhức, ê buốt, mô nướu sưng đỏ và chảy máu rõ rệt. Với đặc tính tiêu viêm và sát trùng, nước muối còn giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng và phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp trong thời gian mang thai.
Dùng tinh dầu đinh hương: Tinh dầu đinh hương có khả năng loại bỏ mùi hôi, sát trùng và kháng khuẩn mạnh. Hoạt chất Eugenol trong thảo dược này đã được chứng minh có hiệu quả tiêu diệt virus, nấm và hại khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Để giảm tình trạng ê buốt răng, mẹ bầu nên dùng 5ml tinh dầu đinh hương hòa với 200ml nước ấm. Sau đó, sử dụng súc miệng 2 lần/ ngày.
Trà bạc hà: Trà bạc hà có tác dụng an thần, giảm căng thẳng. Ngoài ra, loại trà này còn chứa Menthol – hoạt chất có tác dụng gây tê và phong bế dây thần kinh tại chỗ. Sử dụng trà bạc hà có thể làm giảm tình trạng răng ê buốt, đau nhức trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên dùng 1 tách trà bạc hà nhỏ/ ngày. Sử dụng quá nhiều bạc hà có thể kích thích tử cung co bóp dẫn đến nhiều tình huống rủi ro.
Các mẹo dân gian chủ yếu tận dụng nguyên liệu tự nhiên, sẵn có nên có thể thực hiện ngay tại nhà và an toàn với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Vì vậy nếu cần thiết, mẹ bầu nên tìm gặp nha sĩ để được thăm khám và can thiệp các phương pháp y tế.
Xem thêm: nha khoa quốc tế việt sing
3. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giảm phần nào cảm giác ê buốt khi ăn uống, đồng thời giúp bảo vệ răng miệng và giảm nguy cơ mắc các bệnh nha khoa trong thời gian mang thai.
Cách vệ sinh răng miệng giúp cải thiện chứng ê buốt răng khi mang thai:
Sử dụng kem đánh răng chống ê buốt để giảm mức độ nhạy cảm của răng khi ăn uống. Trong thời gian mang thai, cần chú ý chải răng 2 – 3 lần/ ngày bằng bàn chải có sợi lông mềm, mảnh và kích thước phù hợp. Khi chải răng, mẹ bầu nên hạn chế dùng lực quá mạnh để tránh mài mòn men răng và gây tổn thương mô nướu.
Dùng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch hoàn toàn thức ăn thừa, mảng bám bên trong kẽ răng. Bởi đánh răng không thể làm sạch hoàn toàn thức ăn ở những vị trí khuất.
Mẹ bầu nên uống nhiều nước để tránh tình trạng khô miệng. Nước bọt là yếu tố giúp kiểm soát sự phát triển quá mức của hại khuẩn và thúc đẩy tái khoáng men răng. Vì vậy để giảm ê buốt và ngừa sâu răng khi mang thai, nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày.
Có thể dùng kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn để hỗ trợ làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa mảng bám hình thành. Ngoài ra, thói quen nhai kẹo cao su còn kích thích khoang miệng tiết nước bọt.
Một số lưu ý khi điều trị ê buốt răng cho bà bầu
Ê buốt răng ở bà bầu gây ra khá nhiều phiền toái khi sinh hoạt, ăn uống. Khi điều trị tình trạng này, phụ nữ mang thai cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
Thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe (đang mang thai), mắc các bệnh nội khoa (nếu có), tiền sử dị ứng thuốc,… để được cân nhắc phương pháp phù hợp.
Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Ba tháng giữa thai kỳ được xem là thời điểm thích hợp để can thiệp các phương pháp y tế. Vì vậy, mẹ bầu nên sắp xếp đến nha sĩ trong khoảng thời gian này để thuận tiện cho việc chữa trị.
Có thể cải thiện tình trạng ê buốt răng bằng cách bổ sung các khoáng chất cần thiết cho quá trình tái khoáng men răng. Ngoài việc dùng thực phẩm giàu canxi, kẽm, phốt pho,…, mẹ bầu nên sử dụng thêm viên uống bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu có thể, nên khám răng miệng định kỳ 3 tháng/ lần trong thời gian mang thai để phát hiện và xử lý sớm khi có vấn đề bất thường.
Ê buốt răng khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Dù ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tình trạng này gây ra nhiều phiền toái khi ăn uống và sinh hoạt. Mẹ bầu nên chủ động tìm gặp nha sĩ khi nhận thấy răng đau nhức, ê buốt, khó chịu trong quá trình ăn uống để được chẩn đoán và can thiệp các phương pháp điều trị kịp thời.
https://reviewnhakhoa.vn
 
 

Thông tin liên hệ


: Quanghieufinance21
:
:
:
: