Cảm Biến Áp Suất Lốp Chính Hãng, Cao Cấp, Giá Tốt Nhất, Bảo Hành Lên Đến 2 Năm
Cảm biến áp suất lốp ô tô là thiết bị điện tử rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong đo lường áp suất lốp xe. Không chỉ cung cấp thông tin về áp suất lốp ở bánh xe, mà đây còn là hệ thống có vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn và hiệu suất khi lái xe. Thiết bị này đang được ứng dụng trong nhiều dòng xe từ bình dân đến cao cấp. Ngay sau đây, hãy cùng Nam Phát khám phá chi tiết cấu tạo, nguyên lý và bảng giá cảm biến áp suất lốp mới nhất.
1. Cảm biến áp suất lốp là gì?
Cảm biến áp suất có tên tiếng Anh là Tire Pressure Monitoring System (TPMS). Là là một thiết bị quan trọng trong hệ thống xe hơi. Có chức năng đo lường và kiểm soát, thông báo áp suất không khí thực tế trong 4 lốp xe. Khi nhận được tín hiệu áp suất bất thường, TPMS sẽ lập tức cảnh báo tài xế thông qua đèn tín hiệu nằm ở bảng điều khiển hoặc âm thanh.
Cảm biến áp suất lốp có vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn và hiệu suất ở phương tiện. Cấu tạo gồm có 4 van cảm biến, gắn ở 4 lốp xe kèm cùng bộ màn hình hiển thị thông số. Tuy nhiên, nếu lắp ở nhiều dòng sản phẩm hiện đại hơn, có thể hiển thị trực tiếp thông số lốp ở đồng hồ ODO phía sau vô lăng, hoặc ngay tại màn hình android ô tô.
Xem thêm: Cảm biến lùi
2. Tại sao nên lắp cảm biến áp suất lốp ô tô?
Lốp xe ô tô có vai trò cực kỳ quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận hành của xe. Chúng liên tục chịu áp lực lớn vì phải ma sát liên tục với mặt đường. Nếu không kiểm tra thường xuyên để kịp thời bảo dưỡng, có thể lốp sẽ bị thủng, mòn hoặc thậm chí phát nổ.
Trang bị cảm biến áp suất lốp là cách để bạn nắm cụ thể được các chỉ số áp suất lốp xe. Trên cơ sở đó, chủ xe sẽ đưa ra phương án để xử lý và giảm thiểu những nguy cơ tai nạn bởi vấn đề về lốp.
Hiện nay, trong ngành sản xuất ô tô, hệ thống cảm biến áp suất lốp ô tô được xem như là một tiêu chuẩn an toàn quan trọng. Theo đó, ở nhiều hãng sản xuất ô tô, chẳng hạn như đã tích hợp sẵn cảm biến áp suất lốp ô tô vào các mẫu xe của họ. Với các dòng xe như Toyota Camry, Toyota Corolla Cross, và Toyota Land Cruiser,...
Đối với những dòng xe không được trang bị sẵn cảm biến áp suất lốp ô tô, người dùng có thể lắp thêm hệ thống này với mức chi phí hợp lý. Cụ thể, 3 lý do chính để trang bị một hệ thống cảm biến áp suất lốp ô tô cho xe ô tô như sau:
- Kéo dài tuổi thọ lốp: sử dụng cảm biến áp suất lốp ô tô sẽ giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến lốp xe nhanh chóng. Chẳng hạn lốp vị vật nhọn làm thủng hoặc van bị rò rỉ. Từ đó, nhanh chóng xử lý để kéo dài tuổi thọ của lốp.
- Đảm bảo an toàn cho người lái: Chênh lệch giữa áp suất của các bánh xe, dù là bánh xì hơi hoặc bánh được bơm hơi không đều. Có thể gây mất cân bằng và ảnh hưởng xấu đến tính ổn định khi lái xe. Từ đó, làm mất đi sự êm dịu và độ an toàn khi lái xe. Vai trò của cảm biến áp suất lốp ô tô đó là giúp theo dõi và điều chỉnh áp suất lốp thường xuyên. Duy trì cho các chỉ số này luôn ở mức tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn, cho người lái cũng như những người tham gia giao thông khác trên đường.
- Tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường: Kết quả nghiên cứu mới đây của Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) đã chỉ ra rằng, mất áp suất lốp xe 1% có thể gây giảm 0,3% trong tiết kiệm nhiên liệu.
Vì vậy, cần thiết nên duy trì mức áp suất lốp tiêu chuẩn để giảm thiểu tình trạng tiêu thụ nhiên liệu và giảm khí thải vào môi trường
Xem thêm: Cảm biến điểm mù
3. Cấu tạo bộ cảm biến áp suất lốp ô tô gồm có những bộ phận nào?
Hiện nay, có đa dạng các loại cảm biến áp suất lốp ô tô khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, cấu tạo đều gồm có 3 bộ phận cơ bản như sau:
+ Cụm van cảm biến
Tích hợp cụm van cảm biến trên vành xe thay thế cho loại van bơm hơi thông thường. Bộ phát tín hiệu này có cấu tạo, gồm 1 viên pin lithium cấp nguồn hoạt động cho 1 cảm biến, và 1 bộ phát tín hiệu điện từ. Có thể lắp bộ cảm biến này ở bên ngoài hay bên trong lốp ô tô. Dùng để đo lường áp suất ở 4 lốp xe.
+ Bộ xử lý trung tâm
Đúng như tên gọi, vai trò của bộ xử lý trung tâm đó là thu nhận, xử lý các tín hiệu nhận được, từ 4 van cảm biến áp suất lốp. Tiếp đó là gửi dữ liệu hiển thị thông số lốp xe ô tô ở tại màn hình kèm theo hoặc màn hình trên xe ô tô, điện thoại,…
Có thể ví vai trò của bộ phận này là bộ não của thiết bị cảm biến áp suất lốp. Cục xử lý trung tâm này được đặt trong bo mạch của màn hình hiển thị.
+ Màn hình hiển thị thông số
Chức năng của màn hình chính đó là hiển thị những thông tin về áp suất lốp của các bánh xe. Với sự phát triển của công nghệ xe ô tô hiện nay, bộ cảm biến áp suất lốp được tích hợp ngay ở màn hình của xe. Có khả năng tích hợp với điện thoại hay đồng hồ thông minh. Hỗ trợ giám sát áp suất khi bơm thuận lợi và tối ưu hơn.
Trên thị trường có tương ứng 5 kiểu cảm biến áp suất lốp ô tô là 5 kiểu màn hình ứng dụng trên từng mẫu xe. Có thể kể đến như: màn hình đặt trên taplo, màn hình gắn sạc tẩu, màn hình gắn lỗ chờ, hiển thị màn DVD và hiển thị màn ODO.
Xem thêm: Nội thất ô tô
4. Nguyên lý hoạt động ở cảm biến áp suất lốp ô tô
Thiết bị cảm biến áp suất lốp trên xe thường được nhà sản xuất trang bị ở các mẫu xe sang đời mới. Đối với những dòng xe phổ thông, với kỹ thuật không quá phức tạp và chi phí vừa phải, người dùng có thể chủ động hoàn thiện bộ cảm biến áp suất lốp.
Cảm biến áp suất lốp ô tô gồm có 2 loại: cảm biến trực tiếp và cảm biến gián tiếp. Nguyên lý cảm biến áp suất lốp khác nhau tùy vào từng loại cảm biến áp suất lốp ô tô.
Cụ thể như sau:
4.1. Cảm biến áp suất lốp gián tiếp – Indirect Tire Pressure Monitoring System (iTPMS)
Thay vì đo áp suất bằng phương pháp vật lý thông thường, hệ thống theo dõi iTPMS hoạt động theo nguyên lý đo áp suất lốp dựa trên tốc độ quay của bánh xe. Với cách này, lốp xe non hơi sẽ có đường kính nhỏ hơn tiêu chuẩn. Tạo chênh lệch ở vận tốc quay so với những lốp xe bị căng hơi. Đây là chỉ số đo theo bộ cảm biến trên hệ thống ABS và ESC.
Tuy chưa thể hiện được tuyệt đối chính xác chỉ số áp suất lốp. Nhưng cảm biến kịp thời khuyến cáo được thời điểm lốp cần bơm. Khi bơm lốp xe căng lên, người lái cần phải reset lại bộ cảm biến ở khoảng thời gian từ 20-60 phút. Điều này sẽ giúp thiết bị đọc lại thông số trên lốp xe.
4.2. Cảm biến áp suất lốp trực tiếp – Direct Tire Pressure Monitoring System (dTPMS)
So với iTPMS, dTPMS đo áp suất lốp bằng phương pháp vật lý được gắn ở đầu van lốp xe. Phát truyền tín hiệu giữa đầu cảm biến đến bộ điều khiển trung tâm theo thời gian thực. Chỉ cần giữ nút trên bộ điều khiển hoặc trong mục cài đặt của ứng dụng điện thoại, đã có thể reset được cho cảm biến áp suất lốp ô tô trực tiếp này.