Các Lễ Lễ Đạo Giáo Và Vai Trò Của Thần Linh Trong Chính Trị Lý, Trần
Đạo giáo là tôn giáo nhận được nhiều tình cảm từ giới hoàng tộc trong thời kỳ Lý, Trần (1009-1400). Bên cạnh các chính sách ưu ái phát triển Đạo giáo như trùng tu các quán, tôn thờ các vị thần Đạo giáo, ban chức tước cho Đạo sĩ… thì không ít các nghi lễ của Đạo giáo được giới hoàng tộc Lý, Trần tin dùng. Trong bài viết này, Phong thuỷ Đại Nam cùng bạn đi tìm hiểu một số nghi lễ Đạo giáo thời Lý, Trần (1009-1400).
Nghi lễ Đạo giáo
Đầu tiên là thuật sấm vĩ, được dùng như một cách tiên tri về vận mệnh một quốc gia bằng lời sấm. Dưới thời Lý, trong giai đoạn chuyển giao quyền lực, Vạn Hạnh đã dụng sấm vĩ để nói về vận nước và hỗ trợ sự lên ngôi của Lý Công Uẩn. Lý Nhân Tông nhận xét: “Vạn Hạnh dung tam tế, chân phù cổ sấm thi – Vạn Hạnh thông tam cõi, Thật hợp lời sấm xưa”.
Đạo sĩ thời Lý, Trần
Tiếp đến là Thiên thư tức sách trời mà những gì xuất phát từ sách trời đều là chân lý. Năm 1119, vua Lý Nhân Tông tiến đánh động Ma Sa, Thành Hầu dâng con rùa mắt có 6 con ngươi, trên lưng có chữ Vương; năm 1124, tháng 7, làm lễ cầu mưa, chủ đô giáp Nội tác giám là Tô Ông dâng con rùa mắt có 6 con ngươi, trên ức có hai chữ Thiện Đế…; năm 1129, tháng 8 nhuận, ngày Nhâm Ngọ, rước thần vị của Nhân Tông hoàng đế vào thờ cúng ở Thái Thất…. Nguyễn Nhân dâng con rùa mắt 6 con ngươi, trên ức có hai chữ Phổ Lạc.
Năm 1134, “người lính Thạch Hưng Vũ là Vương Cửu dâng lên con rùa có 6 mắt, trên ức có chữ triện, cho triệu các học sĩ, tăng và đạo sĩ đến biện giải, đọc thành 8 chữ “Thiên thư hạ thị thánh nhân vạn tuế”… Các năm 1136, 1145, 1166, 1177… đều xuất hiện Thiên thư với hình thức rùa 6 mắt hoặc mắt có 6 con ngươi, nằm mộng.
Mộng thấy rùa 6 mắt
Thuật chiêm bốc và bói toán. Vào thời Trần, các vị vua và hoàng tộc tin dùng thuật chiêm bốc và bói toán. Trần Nhân Tông nhằm tiên liệu về cuộc chiến giữa Đại Việt và Nguyên Mông đã tin các thuật Đạo giáo như dịch, chiêm, bốc, phệ khi từng sai người dùng thuật chiêm bốc để xem bói, và trọng thưởng cho người thực hiện việc này. Năm 1289, niên hiệu Trung Hưng năm thứ năm (năm 1289) “Lấy Phùng Sĩ Chu làm Hành khiển. Sĩ Chu người [xã] Cổ Liễu, Trà Hương. Khi người Nguyên sang, vua sai Sĩ Chu bói.
Sĩ Chu đoán rằng: “Thế nào cũng đại thắng”. Vua mừng bảo; “Nếu đúng như lời đoán, sẽ có trọng thưởng”. Giặc yên, vua nói: “Thiên tử không có nói đùa”. Do đấy, có lệnh này”. Niên hiệu Trung Hưng năm thứ 8 (năm 1292) “Lấy Trần Thì Kiến làm An phủ lộ Yên Khang….
Trước đây, quân Nguyên vào cướp, vua sai Thì Kiến bói, được quẻ Dự biến sang quẻ Chấn, đoán là tốt. Mùa hạ năm sau, quân Nguyên đại bại, quả đúng như lời đoán. Mùa thu năm Trùng Hưng thứ 2, quân Nguyên lại vào cướp, vua lại sai bói, được quả Quan biến sang quẻ Hoán, [Kiến] đoán: “Hoán nghĩa là tan, là điềm giặc tan”. Sau quân Nguyên đến sông Bạch Đằng, quả nhiên tan chạy. Vua khen tài của Kiến, cho nên có lệnh này”.
Thuật chiêm bốc và bói toán
Bùa chú, chú yểm cũng đã được giới hoàng tộc Lý, Trần tin dùng. Năm 1028, tháng 3, sau khi Lý Thái Tổ băng hà, trong cung xảy ra “Loạn tam vương” – ba anh em Đông Chinh, Dực Thánh, Vũ Đức tranh giành ngôi vị với thái tử Lý Phật Mã (tức Lý Thái Tông). Thái Tử Phật Mã thuận lợi đăng cơ không chỉ dựa vào sự giúp đỡ quân sự bình định của thị thần Lý Nhân Nghĩa, Lê Phụng Hiển mà bùa thiên mệnh của của đạo sĩ Trần Hiển Long cũng chiếm một phần công lao không thể phủ nhận.
Đặc biệt thuật phong thủy được sử dụng trong thời kỳ Lý, Trần đã chứng tỏ ông cha ta từ xưa đã tin dùng thuật này từ sớm vào nhiều việc quan trọng của đất nước. Năm 1010, Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi, xem xét địa hình, với những hiểu biết về phong thủy của mình bèn hạ chiếu dời đô đến thành Đại La (nay là Hà Nội), tức vùng đất “quý” mà đô hộ Cao Biền thời Đường đã căn cứ vào phong thủy tìm ra.
Bùa chú và chú yểm
Vào thời Trần, vua Trần Thái Tông cũng tin sùng thuật phong thủy, ông đã từng lệnh các nhà phong thủy đi xem khắp núi sông cả nước, chỗ nào có vượng khí đế vương thì dùng phép thuật để trấn yểm. Việc làm này được cho rằng: là làm theo lời Trần Thủ Độ”.
Như vậy, từ những dẫn chứng kể trên, ta biết được, thời kỳ Lý, Trần (1009-1400) bên cạnh sự hưng thịnh của Phật giáo thì Đạo giáo đã có một chỗ đứng nhất định trong văn hoá tư tưởng của thời đại bấy giờ.
Giới hoàng tộc thời Lý, Trần đã biết vận dụng các nghi lễ Đạo giáo vào trong đời sống, một số nghi lễ được dùng gắn với vận mệnh quốc gia, chẳng hạn như việc áp dụng phong thuỷ vào việc chọn đất để xây dựng kinh đô và những nơi trọng yếu của quốc gia. Hy vọng những kiến thức trên từ Phong thuỷ Đại Nam sẽ giúp bạn hiểu thêm về tư tưởng tôn giáo và thực thành Đạo giáo thời Lý, Trần.
Nguồn: https://phongthuydainam.vn/nghi-le-dao-giao/