Đặt banner 324 x 100

Một số lưu ý và cách đổ bê tông dầm sàn


Dù là xây dựng bất cứ công trình nào thì kiến trúc sư cũng phải cẩn trọng trong từng giai đoạn thi công, xây dựng kế hoạch. Trong đó có quy trình đổ bê tông dầm sàn, chất lượng bê tông sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng và thẩm mỹ của công trình. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số lưu ý và cách đổ bê tông dầm sàn đúng quy chuẩn. 

Chuẩn bị và kiểm tra vật liệu, thiết bị trước khi đổ bê tông 

Để có được ngôi nhà đẹp và tốt thì chủ đầu tư cần có khâu chuẩn bị chu đáo các vật liệu và thiết bị một cách đầy đủ và tốt nhất. Khi chuẩn bị trước khi tiến hành đổ bê tông, hãy lưu ý một vài vấn đề dưới đây: 

  • Chuẩn bị số lượng vật liệu, tính toán nhân lực chính xác, lượng máy máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng toàn diện cho quy trình đổ bê tông dầm sàn

  • Ước tính thời gian đổ bê tông 

  • Tính toán mọi vấn đề về mặt bằng thi công 

  • Đảm bảo an toàn mọi mặt trong suốt quá trình thi công nói chung, đổ bê tông dầm sàn nói riêng. 

  • Vệ sinh sạch sẽ, dội nước cho thiết bị cốp pha, cốt thép 

  • Kiểm tra khuôn đúc có đạt các tiêu chuẩn đề ra hay không như hình dáng, kích thước,.. đảm bảo không bị cong vênh, biến dạng và cốp pha cần kín khít để không mất nước trong khi đổ bê tông. 

  • Kiểm tra giàn giáo, cốt thép, sàn thao tác. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động khi đổ bê tông 

  • Kiểm tra số lượng và chất lượng của các vật liệu phục vụ xây dựng căn bản như: cát, đá, xi măng, sắt thép… đảm bảo chúng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Nếu chất lượng của các vật liệu này không tốt thì bê tông sẽ bị ảnh hưởng lớn. 

  • Các máy móc và thiết bị phục vụ tiến trình thi công như máy đầm bê tông, máy bơm bê tông, máy trộn bê tông, máy mài sàn bê tông, máy xóa nền cần đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, không xảy ra hỏng hóc. 

  • Kiểm tra phần sàn đạt tiêu chí nhẵn và không ngập nước 

Bật mí quy trình đổ bê tông dầm sàn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật 

Đối với xây nhà ở dân dụng, thông thường chiều cao của dầm ít khi lớn hơn 50cm, người ta thường lựa chọn đổ bê tông dầm chung với bản sàn. Trong một số trường hợp chiều cao của dầm lớn hơn 80cm thì sẽ tách riêng đổ bê tông dầm và bản sàn riêng. Với loại dầm này, người thợ sẽ không đổ bê tông theo từng lớp trải dài theo chiều dài của dầm mà sẽ đổ theo phương pháp bậc thang từng đoạn khoảng 1m, lúc tới cao độ dầm mới tiếp tục đổ đoạn kế tiếp. 

Trước khi đổ bê tông toàn khối dầm với bản sàn liên kết cùng cốt thì đổ cột phải chú ý độ cao cần cách đáy dầm từ 3 – 5cm. Sau đó sẽ ngừng lại khoảng 1 – 2 giờ để khối bê tông có thời gian co ngót xong sẽ tiếp tục đổ tiếp dầm sàn. Nếu quá trình thi công giai đoạn này thủ công với số ít thợ thì sẽ được tách ra làm 2 giai đoạn riêng biệt. Giai đoạn 1 là đổ cột, lắp ghép cốp pha dầm sàn rồi mới sang giai đoạn 2. 

Nguyên tắc khi đổ bê tông để đảm bảo đúng kỹ thuật 

  • Cần đổ liên tục không được tự ý ngừng giữa chừng. Nếu ngừng sẽ chọn vị trí chịu lực mô men uốn nhỏ. 

  • Khi đổ bê tông xong cần che chắn caafnt hận 

  • Chiều dày lớp đổ bê tông cần tuân theo đúng yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong thi công xây dựng, phù hợp với bán kính tác dụng của dầm. 

Sau khi đã đổ bê tông dầm sàn thì sẽ được che chắn bằng các tấm cốp pha đến khi bê tông khô và đủ chắc thì mới tháo bỏ cốp pha. Lưu ý không tháo cốp pha trước thời hạn quy định nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ sụp đổ cấu kiện, không đảm bảo chất lượng công trình. 

Thông tin liên hệ


: duy91
:
:
:
: