Đặt banner 324 x 100

Cách trả lời “nguyên nhân nghỉ việc ở công ty cũ”


Bên cạnh những câu hỏi kinh điển như “Mục tiêu của bạn là gì? Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?” thì “Nguyên nhân nghỉ việc ở công ty cũ cũng rất hay xuất hiện trong các buổi phỏng vấn. Đây có thể là một câu hỏi khiến nhiều ứng viên phải lúng túng. Có thể bạn nghỉ việc do thời gian làm việc quá dài, quá nhiều deadline, lương thấp, hay là gì đi chăng nữa, nếu bạn không diễn đạt một cách cẩn thận, bạn sẽ trở thành kẻ lười biếng hoặc không có động lực.

Để bản thân tránh rơi vào thế bị động, bạn cần chuẩn bị tốt để có câu trả lời hay và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Bài viết dưới đây Finjobs sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Nguyên nhân nghỉ việc ở công ty cũ?” khéo léo và biến nó trở thành cơ hội để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

1. Tại sao câu hỏi :”Nguyên nhân nghỉ việc ở công ty cũ?” lại hay xuất hiện khi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu ứng viên thông qua nhiều câu hỏi khác nhau. Việc nhà tuyển dụng muốn biết về nguyên nhân nghỉ việc của bạn, tại sao lại từ bỏ công việc hiện tại và tìm kiếm một vai trò mới ở công ty họ là điều dễ hiểu. Họ muốn chắc chắn rằng bạn theo đuổi công việc mới vì một lý do chính đáng và sẽ không mang đến căng thẳng hay mâu thuẫn cho công ty họ.

Bạn có phải là người có trách nhiệm hay không? Nhà tuyển dụng thông qua đó cũng biết được bạn đang tìm kiếm điều gì ở công việc và môi trường làm việc mới. Bạn có nghiêm túc với công việc này hay chỉ đang muốn thử nhiều công việc. Dựa vào câu trả lời của bạn mà nhà tuyển dụng sẽ xem xét mức độ phù hợp của bạn với môi trường và công việc mới như thế nào. Nên bạn cần đưa ra những nguyên nhân nghỉ việc hợp lí và chuyên nghiệp.

nguyen nhan nghi viec 1 scaled - Cách trả lời "nguyên nhân nghỉ việc ở công ty cũ"

2. Cách trả lời câu hỏi “Nguyên nhân nghỉ việc ở công ty cũ”

Thẳng thắn chia sẻ quan điểm với thái độ phù hợp cũng là cách để bạn trả lời cho câu hỏi này đồng thời thể hiện thái độ nghiêm túc cũng như đạo đức làm việc của mình. Bạn có thể nói ra tình huống thực nhưng hãy “tránh nặng tìm nhẹ”, có nghĩa là nếu bạn nghỉ việc vì xung đột cá nhân, bạn nên bỏ qua những thông tin này khi trả lời.

Thái độ tự tin sẽ giúp bạn làm chủ được cuộc phỏng vấn cũng như ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Sau đây là những lý do mà Finjobs muốn chia sẻ để giúp bạn có thêm sự tự tin để xử lý câu hỏi này:

2.1 Thêm cơ hội để phát triển bản thân

Bạn chưa có nhiều cơ hội để phát huy hết khả năng của mình ở công ty cũ và bạn khao khát được cải thiện kỹ năng và tìm kiếm thêm kiến thức ở vai trò mới. Qua đó đóng góp vào sự phát triển chung của công ty chắc chắn sẽ là điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng.

2.2 Thời điểm thích hợp để thay đổi

Nhảy việc không hề biến bạn trở thành kẻ thiếu kiên định. Ngược lại, nếu bạn cho nhà tuyển dụng thấy mình là người có mục tiêu và kế hoạch phát triển nghề nghiệp rõ ràng. Là người bạn sẽ cho thấy được mình là người có định hướng riêng, biết tận dụng cơ hội để phát triển bản thân. Nên đây cũng là một nguyên nhân nghỉ việc hợp lí.

2.3 Tạo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Khi có sự cân bằng cuộc sống và công việc thì năng suất làm việc sẽ tốt hơn và cũng là yếu tố để năng lực của bạn được phát huy tốt nhất. Đây chắc hẳn đây là nguyên nhân nghỉ việc mà nhà tuyển dụng không đánh giá thấp bạn.

nguyen nhan nghi viec - Cách trả lời "nguyên nhân nghỉ việc ở công ty cũ"

2.4 Vị trí địa lý, khoảng cách di chuyển không còn phù hợp

Chuyển nhà làm tăng thời gian và khoảng cách đi đến nơi làm việc cũng là một lý do khá chính đáng và an toàn.

2.5 Công ty cũ tái cấu trúc

Tái cấu trúc doanh nghiệp đồng nghĩa với việc môi trường làm việc cũ của bạn đã có sự thay đổi. Đây cũng là một nguyên nhân nghỉ việc khách quan nhưng lại có thể khiến bạn cảm thấy mình không còn phù hợp với nơi mà mình từng gắn bó trong thời gian dài.

3. Sai lầm cần tránh khi trả lời “Nguyên nhân nghỉ việc ở công ty cũ?”

Những vấn đề mà các ứng viên rất dễ mắc phải khi đối diện với câu hỏi “tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ” của nhà tuyển dụng:

  • Tỏ thái độ không hài lòng hay tiêu cực với công ty

Đừng nói xấu sếp, đồng nghiệp, hay công ty trong quá trình phỏng vấn và cũng đừng đưa ra quan điểm quá cá nhân hoặc chủ quan; vì bạn sẽ chẳng thể nào biết được vị sếp mới này có quen biết với sếp cũ của bạn hay không.

  • Trả lời lòng vòng, không cụ thể

Đừng chia sẻ quá nhiều, đặc biệt là những điều làm ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc của bạn. Câu trả lời của bạn càng chuyên nghiệp, thì bạn càng tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi “Nguyên nhân nghỉ việc ở công ty cũ?”. Nhưng để tạo được ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng thì bạn hãy tham khảo và chuẩn bị trước một câu trả lời thật hợp lý và khéo léo nhé.

— Finsider Finjobs

Finjobs.vn – Website việc làm tài chính uy tín

Tải ứng dụng Finjobs ngay và tìm kiếm những việc làm tốt nhất bạn nhé!

-> Xem thêm:

Thông tin liên hệ


: finsiderfinjobs
: Blog Finsider Finjobs
: 0936920676
: Võ Văn Tần 62