Đặt banner 324 x 100

Bị giãn tĩnh mạch chân có tập yoga được không?


 


Người bị giãn tĩnh mạch chân vẫn có thể luyện tập yoga.
20
Th11

Bị giãn tĩnh mạch chân là một trong những bệnh lý nguy hiểm có ảnh hưởng đến tim mạch. Vì vậy cần có biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Hiện nay, lựa chọn yoga là môn thể dục thể thao nhằm cải thiện bệnh được áp dụng rộng rãi. Nhưng bị giãn tĩnh mạch chân có tập yoga được không vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này nhé.

Nhiều người chọn yoga để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Nhiều người chọn yoga để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Giãn tĩnh mạch chân là gì?

Trước khi giải đáp vấn đến giãn tĩnh mạch chân có tập yoga được hay không thì chúng ta cần hiểu rõ bệnh lý này là gì. Tình trạng suy giãn có thể xuất hiện ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể con người. Tuy nhiên, đa phần sẽ xảy ra ở chi dưới, đặc biệt là chân. Bởi hệ thống tĩnh mạch ở chân dài, phức tạp và phải chịu nhiều trọng lực tác động lên.

Giãn tĩnh mạch chân là tình trạng máu không thể vận chuyển đến tim của hệ thống tính mạch ở chân. Điều này gây nên tình trạng máu ứ đọng dẫn đến các triệu chứng như mỏi chân, chuột rút, phù chân,… Thâm chí còn có thể gặp nhiều biến chứng nặng như chàm da, loét chân, chảy máu.

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh lý này ngày một gia tăng. Đây là con số đáng báo động mà con người cần phải chú ý. Thường thì giãn tĩnh mạch chân chỉ gặp ở người cao tuổi, béo phì. Nhưng điều đáng lo ngại, ngày nay bệnh lý này đang dần trẻ hóa, xuất hiện ngày càng nhiều ở người dưới 20 tuổi.

Bị giãn tĩnh mạch chân có tập yoga được không?

Theo các chuyên gia, để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân thì phải rèn luyện cơ thể. Vậy sử dụng môn thể thao nào để nâng cao sức khỏe? Liệu người mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân có thể tập yoga hay không?

Bộ môn yoga không chỉ giúp người tập có một tinh thần thoải mái mà còn đem lại thể lực tốt. Vì yoga là sự kết hợp hoàn hảo giữa tinh thần và thể chất. Chính vì thế, những người bị giãn tĩnh mạch chân vẫn có thể luyện tập yoga để cải thiện tình trạng.

Người bị giãn tĩnh mạch chân vẫn có thể luyện tập yoga.
Người bị giãn tĩnh mạch chân vẫn có thể luyện tập yoga.

Thường xuyên tập yoga đúng cách sẽ thúc đẩy quá trình hoạt động của hệ tuần hoàn tốt nhất. Từ đó, khí huyết được lưu thông, máu ở tĩnh mạch chân được vận chuyển dễ dàng hơn. Nhờ vậy, hạn chế tình trạng máu bị ứ đọng cũng như giảm thiểu một số triệu chứng mà bệnh gây ra.

Tuy nhiên, yoga chỉ có thể áp dụng đối với những trường hợp bị giãn tĩnh mạch chân vừa và nhẹ, người bệnh vẫn di chuyển được. Ngược lại, những người bệnh nặng, đi lại khó khăn thì không nên tập yoga vì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng các động tác yoga phải thường xuyên quỳ gối sẽ càng gây cản trở việc lưu thông máu. Nhưng điều này là hoàn toàn không chính xác vì yoga còn có nhiều động tác đưa chân lên cao. Nhờ vậy, các tĩnh mạch có thể dễ dạng vận chuyển máu từ chân trở lại tim thuận lợi hơn.

Bài tập yoga cho người giãn tĩnh mạch chân

Trường hợp luyện tập yoga không đúng cách sẽ càng làm bệnh giãn tĩnh mạch chân trở nên trầm trọng. Vì vậy, bạn cần phải biết lựa chọn các bài tập phù hợp:

Bài tập đạp xe trên không

Cách thực hiện bài tập này cũng vô cùng đơn giản và dễ dàng:

  • Bước 1: Nằm ngửa trên bề mặt phẳng, nên nằm trên thảm yoga mềm mại để tránh làm ảnh hưởng đến lưng.
  • Bước 2: Nâng hai chân lên cao và gập gối một góc 60 độ.
  • Bước 3: Đẩy chân phải về trước, sau đó thu chân về vị trí ban đầu bằng chuyển động tròn. Lặp lại động tác tương tự đối với chân bên trái.

Thực hiện bài tập này từ 25 – 30 lần/lượt và tập 3 lượt trong một buổi để mang lại hiệu quả cao. Lưu ý giữa các lượt cần nghỉ ngơi 10 giây.

Bài tập yoga đạp xe trên không dành cho người giãn tĩnh mạch chân.
Bài tập yoga đạp xe trên không dành cho người giãn tĩnh mạch chân.

Tư thế con cào cào

Bệnh nhân nên lặp lại động tác này từ 2 – 3 lần để máu được lưu thông tốt nhất. Để thực hiện bài tập yoga tư thế con cào cào bạn cần làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Nằm sấp trên thảm, lòng bàn tay năm lại và đặt dưới đùi sao cho mặt trong của cổ tay đối diện nhau.
  • Bước 2: Đưa cằm về phía trước và đặt lên mặt sàn.
  • Bước 3: Hít sâu và nhấc một chân khỏi mặt đất càng cao càng tốt. Lưu ý, giữ nguyên hông và đầu gối không để sai lệch vị trí ban đầu.
  • Bước 4: Hít thở đều và giữ nguyên tư thế này trong vòng 5 giây và tăng dần lên 15 giây.

Giãn chân trên tường

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm sát lưng xuống sàn vào áp sát hai chân dựa vào tường. Lưu ý điều chỉnh lòng bàn chân hướng lên và tạo tư thế thoải mái nhất. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo cả cơ thể bạn tạo thành một góc 90 độ.
  • Bước 2: Giữ thẳng đầu và cổ, nhắm mắt thở đều và giữ động tác trong vòng vài phút. Sau đó thả lỏng và điều hòa hơi thở rồi mới ngồi dậy.
Bài tập giãn chân trên tường.
Bài tập giãn chân trên tường.

Xem thêm: 3 bài tập giảm mỡ bụng hiệu quả

Qua bài viết, chắc chắn các bạn cũng đã có thể giải đáp thắc mắc về vấn đề “bị giãn tĩnh mạch chân có tập yoga được không”. Chỉ cần bạn chăm chỉ và luyện tập đúng cách thì bệnh sẽ được cải thiện hiệu quả nhất. Quý khách có nhu cầu tập Yoga tại Bình Dương hãy liên hệ tới Maha Yoga để được tư vấn.