Đặt banner 324 x 100

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy dệt vải. Tư vấn giấy phép môi trường 0903649782


Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy dệt vải công suất 15.000 tấn/năm

Các loại giấy phép môi trường. Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho nhà máy dệt vải quy mô công suất 15000 tấn/năm. Tư vấn giấy phép môi trường - Minh Phương Corp. Mọi chi tiết xin liên hệ 0903 649 782.
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN 1
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 7
1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 7
1.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 7
1.2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư 7
1.2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có) 8
1.2.3. Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)
1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẦM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 10
1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư 10
1.3.2. Quy mô xây dựng của dự án đầu tư 10
1.3.3. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 11
1.3.3.1. Quy trình sản xuất 11
1.3.3.2. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất 11
1.3.3.3. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 12
1.3.4. Sản phẩm của dự án đầu tư 12
1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 13
1.4.1. Khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hóa chất sử dụng tại dự án 13
1.4.2. Nguồn cung cấp điện, nước của dự án 14
1.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 15
1.5.1. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư 15
1.5.2. Vốn đầu tư dự án 15
1.5.3. Các nguồn phát sinh chất thải và quy mô, tính chất của nguồn thải tại dự án 15
1.5.3.1. Các nguồn phát sinh chất thải của dự án 15
1.5.3.2. Quy mô, tính chất của nguồn thải phát sinh tại dự án 16
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊUTẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 18
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt vải Hongda quy mô sản xuất và gia công vải dệt kim công suất 15.000 tấn/năm (tương đương 75.000.000 m²/năm)
2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG 18
2.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.2.1. Công trình thu gom, xử lý nước thải của KCN Thành Thành Công 19
2.2.2. Công trình thu gom chất thải rắn của KCN Thành Thành Công 20
2.2.3. Khả năng tiếp nhận nước thải của KCN Thành Thành Công 20
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 22
3.1. DỮ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT 22
3.2. MÔ TẢ VỀ MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA DỰ ÁN 22
3.2.1. Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án 22
3.2.2. Chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải 23
3.3. HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN 25
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 27
4.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ  ÁN ĐẦU TƯ 27
4.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH 27
4.2.1. Đánh giá, dự báo tác động 27
4.2.1.1. Tác động từ các nguồn phát sinh chất thải 27
4.2.1.2. Tác động từ các nguồn không liên quan đến chất thải 35
4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 36
4.2.2.1. Công trình, biện pháp xử lý nước thải 36
4.2.2.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 39
4.2.2.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại 42
4.2.2.4. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường 44
4.2.2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 45
4.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 53 
4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư 53
4.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường 54
4.3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác (không có) 54
4.3.4. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 55
4.3.5. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 55
4.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO 56
CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 58

CHƯƠNG VI: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 59

6.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 59
6.1.1. Nguồn phát sinh nước thải 59
6.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép 59
6.1.3. Dòng nước thải 59
6.1.4. Thành phần ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 59
6.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 59
6.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG 60
6.2.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính 60 
6.2.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung 60
CHƯƠNG VII: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC  MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 61
7.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN
7.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 61
7.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 61
7.1.3. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch 63
7.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH 63
7.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 63
7.3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM 63
CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 65
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BYT : Bộ Y tế
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
BTCT : Bê tông cốt thép
L x W x H : Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao
COD : Nhu cầu oxy hóa học
CP : Chính phủ
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
D x H : Đường kính x Chiều cao
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
KPH : Không phát hiện
KCN : Khu công nghiệp
GPMT : Giấy phép môi trường
HTTN : Hệ thống thoát nước
HTTNM : Hệ thống thoát nước mưa
HTTNT : Hệ thống thoát nước thải
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
NTSH : Nước thải sinh hoạt
NTSX : Nước thải sản xuất
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
SS : Chất rắn lơ lửng
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVSLĐ : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
VOC : Chất hữu cơ dễ bay hơi
WHO : Tổ chức y tế thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tọa độ mốc ranh giới khu đất dự án 8
Bảng 1.2 Khối lượng các hạng mục công trình tại dự án 10
Bảng 1.3 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của dự án 12
Bảng 1.4 Sản phẩm và công suất của dự án 12
Bảng 1.5 Danh sách nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất tại dự án 13
Bảng 1.6 Danh mục các loại hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải 13
Bảng 1.7 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn vận hành dự án 14
Bảng 1.8 Tóm tắt các nguồn phát sinh chất thải chính tại dự án 15
Bảng 1.9 Tóm tắt quy mô, tính chất của các nguồn thải tại dự án 16
Bảng 3.1 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải đầu vào tại hệ thống XLNTTT của Phân khu đa ngành năm 2021 23
Bảng 3.2 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải đầu ra tại hệ thống XLNTTT của  Phân khu đa ngành năm 2021 24 
Bảng 3.3 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt rạch Kè năm 2021 25
Bảng 3.4 Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh khu vực dự án 26
Bảng 4.1 Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông 27
Bảng 4.2 Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông chính 28
Bảng 4.3 Dự báo tải lượng ô nhiễm của bụi thứ cấp từ các phương tiện vận chuyển 28
Bảng 4.4 Nồng độ ô nhiễm khí thải từ máy phát điện dự phòng 30
Bảng 4.5 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 30
Bảng 4.6 Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng, lắp đặt thiết bị 31
Bảng 4.7 Hệ số ô nhiễm của nước thải sinh hoạt đưa vào môi trường  và tải lượng ô nhiễm của
công nhân xây dựng, kg/ngày 31
Bảng 4.8 Nồng độ ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng, mg/l 32
Bảng 4.9 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 32
Bảng 4.9 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 33
Bảng 4.11 Danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường trong giai đoạn vận hành 34
Bảng 4.12 Danh mục chất thải nguy hại trong giai đoạn vận hành của dự án 34
Bảng 4.13 Thông số kỹ thuật của các công trình đơn vị thuộc hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 39
Bảng 4.14 Số lượng và thông số hệ thống làm mát tại xưởng dệt 41
Bảng 4.15 Danh mục các công trình bảo vệ môi trường chính của dự án 54
Bảng 4.16 Thời gian xây lắp các công trình bảo vệ môi trường của dự án 54
Bảng 4.17 Dự toán kinh phí thực hiện công trình bảo vệ môi trường tại dự án 55
Bảng 4.18 Mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 56
Bảng 6.1 Thành phần ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm  trong dòng nước thải sinh hoạt tại dự án 59
Bảng 7.1 Thời gian vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải 61
Bảng 7.2 Thời gian dự kiến lấy mẫu chất thải 61
Bảng 7.3 Chi tiết kế hoạch đo đạc, lấy mẫu chất thải đánh giá hiệu quả xử lý của công trình 62
Bảng 7.4 Chương trình giám sát môi trường định kỳ tại dự án 63
Bảng 7.5 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm tại dự án 63
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí dự án trong KCN Thành Thành Công 9
Hình 1.2 Quy trình công nghệ dệt vải của dự án, công suất 15.000 tấn/năm 11
Hình 4.1 Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, công suất 100 m³/ngày.đêm 38
Hình 4.2 Sơ đồ minh họa nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát Coolingpad 40
Hình 4.3 Sơ đồ quy trình hệ thống làm mát nhà xưởng 40
Hình 4.4 Sơ đồ tổ chức quản lý của dự án trong giai đoạn vận hành 56
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN
A. TÓM TẮT VỀ XUẤT XỨ, HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA DỰ ÁN

Giấy phép môi trường cho doanh nghiệp gồm những gì?

Dự án Nhà máy dệt nhuộm giai đoạn 1 đã được Công ty TNHH đầu tư xây dựng hoàn thiện nhà xưởng sản xuất và vận hành ổn định từ năm 2017 đến nay. Căn cứ báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định số 159*/QĐ – UBND ngày 28/07/2020, mục tiêu quy mô dự án như sau:
- Dệt vải (trong dây chuyền sản xuất có công đoạn nhuộm, không nhuộm gia công) với quy mô 13.500 tấn/năm. Trong đó:
- Lô A2.2, đường D2: Chỉ thực hiện dệt vải, vải sau khi dệt được chuyển sang Lô A12, đường D3 để thực hiện công đoạn nhuộm và hoàn thiện thành phẩm;
- Lô A12, đường D3: Thực hiện công đoạn dệt vải, thực hiện công đoạn nhuộm và hoàn thiện thành phẩm;
- May trang phục với quy mô 4.320.000 sản phẩm/năm được thực hiện tại Lô A12, đường D3;
- Sản xuất hàng dệt sẵn, túi vải với quy mô 2.000.000 sản phẩm/năm được thực hiện tại Lô A12, đường D3.
Căn cứ Khoản 1, Điều 39 của Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 quy định đối tượng phải có Giấy phép môi trường: “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”.
Căn cứ theo mục số 2, Phụ lục IV Danh mục dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại Khoản 4, Điều 28 Luật Bảo vệ Môi trường, trừ dự án quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08:2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường: “Dự án nhóm A và nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường”.
Do đó, Công ty tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy dệt vải với mục tiêu sản xuất và gia công vải dệt kim (trong dây chuyền sản xuất không có công đoạn nhuộm) quy mô 15.000 tấn/năm, tương đương 75.000.000 m²/năm tại lô A2.2, đường D2, KCN Thành Thành Công tỉnh Tây Ninh theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08:2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và trình lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh để được thẩm định và cấp Giấy phép môi trường theo quy định.
B. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 
B.1. Căn cứ Luật
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001;
- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 được Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 10, thông qua ngày 03/12/2004;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/06/2006 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006;
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007;
- Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 ngày 17/6/2010 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/06/2010;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20/11/2012;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012;
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/06/2014;
- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 15/06/2015;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch số 28/2018/QH14 ngày 15/07/2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/06/2018;
- Luật  sửa  đổi,  bổ  sung  một  số  điều  của  37  luật  có  liên  quan  đến  quy  hoạch  số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/06/2020;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020.
B.2.  Nghị định
- Nghị định số 21/2011/NĐ – CP ngày 29/03/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Nghị định số 14/2014/NĐ – CP ngày 26/02/2014 của Chỉnh phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện;
- Nghị định số 113/2017/NĐ – CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Nghị định số 82/2018/NĐ – CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
- Nghị định số 17/2020/NĐ – CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Nghị định số 55/2021/NĐ – CP ngày 24/05/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2016/NĐ – CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
B.3.  Thông tư
- Thông tư 02/2014/TT – BCT ngày 16/01/2014 của Bộ Công thương quy định các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp;
- Thông tư số 39/2015/TT – BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương quy định về hệ thống điện phân phối;
- Thông tư số 25/2016/TT – BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công Thương quy định về Hệ thống điện truyền tải;
- Thông tư số 32/2017/TT – BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất và nghị định số 113/2017/NĐ – CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Thông tư 08/2017/TT – BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;
- Thông tư số 11/2019/TT – BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng;
- Thông tư số 48/2020/TT – BCT ngày 21/12/2020 của Bộ Công thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
- Thông tư số 01/2021/TT – BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 10/2021/TT – BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;
- Thông tư số 16/2021/TT – BXD ngày 20/12/2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 18:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong thi công xây dựng;
- Thông tư số 17/2021/TT – BTNMT ngày 14/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Thông tư số 02/2022/TT – BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
B.4.  Chỉ thị
- Chỉ thị số 03/CT – TTg ngày 05/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại;
B.5.  Quyết định
- Quyết định số 26/2016/QĐ – TTg ngày 01/07/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc
- Quyết định số 04/2020/QĐ – TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ – TTg ngày 01/07/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
- Công văn số 1924/BCT – HC ngày 19/03/2020 của Bộ Công Thương về việc đôn đốc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và quản lý an toàn hóa chất.
B.6.  Quy chuẩn, tiêu chuẩn
- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ;
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;
- QCVN 03 – MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;
- QCVN 22:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.
- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
- QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Vi khí hậu – Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
- QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc.
- QCVN 07 – 2:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật –
Công trình thoát nước;
- QCVN 07 – 5:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật – Công trình cấp điện;
- QCVN 31:2017/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với đường ống dẫn hơi nước và nước nóng;
- QCVN 02:2019/BTYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;
- QCVN 03:2019/BTYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;
- QCVN 01:2020/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn điện;
- QCVN 02:2020/BCA: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm bơm nước chứa cháy;
- QCVN 05:2020/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
- QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- QCVN 06:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình;
- QCVN 18:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong thi công xây dựng.
C. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN

Giấy phép môi trường nhà máy dệt may


CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH DỆT HONGDA (VIỆT NAM)
1.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư
Địa điểm thực hiện dự án:  tỉnh Tây Ninh.
Với vị trí này, dự án có tứ cận tiếp giáp với các đối tượng như sau:
+ Phía Đông Bắc: Giáp đường N5, đối diện là Công ty TNHH First Team (VN) đang hoạt động sản xuất hàng may mặc;
+ Phía Đông Nam: Giáp Công ty TNHH Thời trang Fortunare Hồng Kông (VN) đang hoạt động sản xuất hàng may mặc;
+ Phía Tây Nam: Giáp đường C2 của KCN;
+ Phía Tây Bắc: Giáp đường D2, đối diện là Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Mebipha đang hoạt động sản xuất thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; Công ty TNHH
Young IL Leather đang hoạt động sản xuất và gia công các loại da từ da bán thành phẩm đã thuộc và sơ chế.
- Khoảng cách từ dự án đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án:
+ Cách nhà máy xử lý nước cấp của KCN khoảng 600m về phía Đông Bắc;
+ Cách Nhà máy xử lý nước thải tập trung Phân khu dệt nhuộm của KCN khoảng 1.200m về phía Tây Bắc;
+ Cách văn phòng quản lý KCN Thành Thành Công 500m về phía Đông Nam.
+ Cách rạch Kè (nguồn tiếp nhận nước thải của KCN) 850m về phía Tây Bắc.
+ Cách rạch Bà Mãnh khoảng 800m về phía Tây Nam;
+ Cách rạch Trảng Bàng khoảng 450m về phía Đông Bắc;
1.2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có)
1.2.3. Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)
Căn cứ tại Khoản 4, Điều 8 và Khoản 3, Điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/06/2019: Dự án thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công. 
Giấy phép môi trường cho doanh nghiệp gồm những gì?
1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẦM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư
Sản xuất và gia công vải dệt kim (trong dây chuyền sản xuất không có công đoạn nhuộm) với quy mô 15.000 tấn/năm, tương đương 75.000.000 m²/năm
1.3.2. Quy mô xây dựng của dự án đầu tư
Dự án “Nhà máy dệt vải Hongda (Việt Nam)” được triển khai tại lô A2.2, đường D2, KCN Thành Thành Công, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Diện tích mặt đất sử dụng là 44.298,4 m².
Tại lô đất A2.2, Công ty TNHH Dệt may Rise Sun Hồng Kông (Việt Nam) đã đầu tư xây dựng hoàn thiện nhà xưởng dệt vải cùng các công trình phụ trợ và vận hành sản xuất ổn định từ năm 2017 đến nay. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình đã được xây dựng hoàn thiện như sau:
Bảng 1.2 Khối lượng các hạng mục công trình tại dự án
Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất
(Nguồn: Công ty TNHH Dệt Hongda (Việt Nam), năm 2022)
1.3.3. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
1.3.3.1. Quy trình sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất dệt vải
Hình 1.2 Quy trình công nghệ dệt vải của dự án, công suất 15.000 tấn/năm
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu cho quá trình sản xuất của dự án là các loại sợi tự nhiên và sợi tổng hợp được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất. Với tổng khối lượng nguyên liệu đầu vào là 15.306 tấn sợi/năm (tỉ lệ hao hụt nguyên liệu trong quá trình sản xuất là 2%, tương đương 306 tấn/năm). Sợi sau khi nhập về dự án được đưa vào dây chuyền sản xuất gồm có các công đoạn sau:
- Mắc sợi: Sợi từ các cuộn nhỏ được mắc lên giá của máy cuốn sợi để thực hiện công đoạn xuốn sợi từ hai hoặc nhiều cuộn sợi nhỏ thành 1 cuộn sợi có kích thước lớn hơn. Sau đó, các cuộn sợi có kích thước lớn được vận chuyển đến máy dệt để tiến hành công đoạn dệt vải.
- Dệt: tùy theo loại sản phẩm mà máy dệt sẽ dệt thành các loại vải khác nhau. Có nhiều phương pháp dệt được sử dụng như dệt kim sợi dọc, dệt kim sợi ngang, dệt kim vòng lặp,…
- Kiểm tra: vải mộc đã dệt được nhân viên lấy mẫu kiểm tra chất lượng bằng mắt thường, tiến hành cân trọng lượng, đánh số, kiểm tra chất lượng bề mặt vải, đồng thời sửa những chỗ bị lỗi giúp ổn định kích thước vải, giảm bớt việc bề mặt vải không bằng phẳng hoặc vấn đề "gãy chân chim" (những đường bị gấp nếp).
- Thành phẩm vải sau khi kiểm tra sẽ được đóng gói và nhập kho chờ xuất bán ra thị trường.
1.3.3.2. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
Công ty TNHH Dệt may Rise Sun đã điều chuyển toàn bộ tại sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị, các hạng mục bảo vệ môi trường,… tại lô A2.2 đường D2 cho Công ty TNHH Dệt Hongda tiếp nhận và sử dụng theo Hợp đồng điều chuyển tài sản số 3112/2021/HDDCTS ngày 31/12/2021 (danh sách chi tiết các tài sản điều chuyển được đính kèm hợp đồng tại phụ lục của báo cáo). Do đó, toàn bộ máy móc sản xuất tại dự án là máy móc đã qua sử dụng. Chi tiết máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cho dự án được trình bày tại bảng sau:
Bảng 1.3 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của dự án
(Nguồn: Công ty TNHH Dệt Hongda (Việt Nam), năm 2022)
Công ty cam kết các loại máy móc đã qua sử dụng có năm sản xuất từ năm 2015 – 2021. Tất cả máy móc đã qua sử dụng sẽ được Công ty TNHH Dệt Hongda và Công ty TNHH Dệt may Rise Sun thống nhất định giá điều chuyển tài sản với hiện trạng sử dụng > 85%. Quá trình kiểm tra hiện trạng máy móc và định giá do nhân viên kỹ thuật và bộ phân kinh doanh của 02 Công ty thực hiện và thống nhất theo Hợp đồng điều chuyển tài sản số 3112/2021/HDDCTS ngày 31/12/2021.
1.3.3.3. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Theo thống kê từ Bộ Công thương, đến đầu năm 2020 ngành may có khoảng trên 90% máy móc, thiết bị được đổi mới; trong đó, khoảng 40% máy móc chất lượng cao, tự động hóa. Ngược lại, trình độ công nghệ của ngành dệt chỉ được đánh giá ở mức trung bình; nhiều máy móc, thiết bị, công nghệ đã được nhập trên 15 năm, chất lượng xuống cấp và năng suất thấp, tiêu thụ điện năng lớn. Đây chính là những yếu tố dẫn đến giảm hiệu suất ngành dệt may.
Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm năng lượng, Công ty đã đầu tư máy dệt mới, được sản xuất chủ yếu trong những năm 2015 – 2021. Sử dụng các máy dệt kim loại tròn (máy dệt kim tuần hoàn), đây là loại máy dệt có độ chính xác và trình độ tự động hóa cao, hầu như ít cần đến sự hỗ trợ của công nhân trong quá trình dệt vải.
Máy dệt kim tròn được thiết kế với các kim dịch chuyển theo cơ chế vận hành của cam dệt. Các cam dệt này được gắn chặt vào thân máy của máy dệt. Đầu máy di chuyển tiến và lùi trên giường kim theo hướng ngang nên so với phương pháp dệt kim truyền thống, thì phương pháp dệt kim này cho phép sản xuất ra loại vải ba chiều có kết cấu phù hợp. Sản phẩm vải sau khi dệt hoàn chỉnh không còn tình trạng gãy chân chim, không đồng đều hay xô lệch.
1.3.4. Sản phẩm của dự án đầu tư
Bảng 1.4 Sản phẩm và công suất của dự án
(Nguồn: Công ty TNHH Dệt Hongda, năm 2022)
1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.4.1. Khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hóa chất sử dụng tại dự án
- Nhu cầu sử dụng nguyên liệu
Tư vấn giấy phép môi trường nhà máy dệt vải
(Nguồn: Công ty TNHH Dệt Hongda (Việt Nam), năm 2022)
Hóa chất được sử dụng tại dự án tuân thủ theo quy định của Luật Hóa chất Việt Nam 2007; Nghị định số 113/2017/NĐ – CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất và Thông tư 32/2017/TT – BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ – CP ngày 09/10/2017 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.
- Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Trong quá trình hoạt động dự án, Công ty sử dụng nhiên liệu dầu DO để vận hành 01 máy phát điện dự phòng, công suất 250 kVA. Với lượng nhiên liệu dầu DO sử dụng phục vụ cho máy phát điện khoảng 68,9 lít/giờ (tính cho trường hợp 100% tải), tương đương 59 kg/giờ (căn cứ vào khối lượng riêng của dầu DO là 0,86 kg/lít).
1.4.2. Nguồn cung cấp điện, nước của dự án
- Nhu cầu sử dụng điện
+ Nguồn cung cấp: Trạm biến áp và phân phối điện của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Thành Thành Công.
+ Mục đích sử dụng: Điện được sử dụng cho thắp sáng, sản xuất, vận hành các công trình xử lý môi trường.
+ Lượng điện tiêu thụ theo ước tính khoảng 250.000 kWh/tháng.
- Nhu cầu sử dụng lao động và thời gian làm việc
+ Tổng số lao động làm việc tại dự án trong giai đoạn hoạt động ổn định là: 500 người.
- Công nhân viên: 470 người;
- Chuyên gia kỹ thuật, công nghệ người nước ngoài: 30 người.
+ Thời gian làm việc của dự án: 8 giờ/ca, 2 ca/ngày, 300 ngày làm việc/năm.
- Nhu cầu sử dụng nước
+ Nguồn cấp nước: Sử dụng nguồn nước cấp từ Trạm xử lý nước cấp của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Thành Thành Công theo Hợp đồng dịch vụ cấp nước số 17/2022/HĐDV – TTCIZ ngày 03/03/2022. Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Thành Thành Công cung cấp nước sạch đã qua xử lý đạt quy chuẩn nước cấp sinh hoạt cho Công ty TNHH Dệt Hongda (Việt Nam) sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại nhà máy.
+ Công ty có 01 vị trí đấu nối nước sạch (đã qua xử lý) nằm trên đường C2, từ điểm đấu nối này sẽ có các đường ống phân phối nước cấp đến từng vị trí sử dụng trong nhà máy.
Bảng 1.7 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn vận hành dự án
(Nguồn: Công ty TNHH Dệt Hongda, năm 2022)
  Cơ sở tính toán:
a). Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
- Nước sinh hoạt phục vụ công nhân viên: Theo Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam 33:2006 quy định định mức nước sinh hoạt sử dụng trong cơ sở sản xuất công nghiệp là 45 lít/người.ngày; riêng đối với chuyên gia người nước ngoài, có hoạt động tắm giặt thì định mức sử dụng nước là 75 lít/người.ngày. Căn cứ nhu cầu sử dụng lao động tại dự án, lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính như sau:
Q sinh hoạt công nhân viên = 470 người x 45 lít/người.ngày = 21,15 m3/ngày
Q sinh hoạt chuyên gia người nước ngoài = 30 người x 75 lít/người.ngày = 2,25 m3/ngày
- Nước dùng nấu ăn: Theo tiêu chuẩn cấp nước bên trong TCVN 4513:1988 thì lưu lượng nước dùng cho nấu ăn là: 18 – 25 lít/bữa ăn/người. Dự án không tổ chức nấu ăn cho công nhân viên mà chỉ nấu ăn cho 30 chuyên gia tại dự án với số bữa nấu ăn là 03 bữa/ngày. Như vậy lưu lượng nước sử dụng cho nấu ăn được tính như sau:
Q nấu ăn = 30 người x 25 lít/người.ngày x 03 bữa ăn/ngày = 2,25 m3/ngày b). Nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho hoạt động sản xuất
- Nước cấp cho hệ thống làm mát nhà xưởng: Định mức cấp nước cho 1m2 tấm cooling pad là khoảng 12 lít nước/phút, lượng nước này được sử dụng tuần hoàn, Công ty chỉ tiến hành châm nước vào bể để bù vào lượng nước đã bốc hơi. Nhà máy sử dụng 40 tấm Coolingpad với mỗi tấm có diện tích là 1,1 m². Giả sử thời gian dòng nước tuần hoàn 01 vòng qua tấm Coolingpad khoảng 1 phút → Lượng nước cần để cấp cho hệ thống làm mát nhà xưởng lần đầu là 32 m³/giờ. Lượng nước này được sử dụng tuần hoàn, định kỳ châm nước vào bể để bù cho lượng nước đã bốc hơi trong quá trình làm mát nhà xưởng.
Định mức nước bổ sung vào bể khoảng 8 m³/ngày.
c) Nước dùng tưới cây: khoảng 5 m3/ngày.
 Các loại giấy phép môi trường. Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho nhà máy dệt vải quy mô công suất 15000 tấn/năm.
1.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.5.1. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư
- Thời gian lập hồ sơ pháp lý: Quý I/2022 – Quý II/2022.
- Thời gian vận hành thử nghiệm: Quý III – quý IV/2022.
- Thời gian vận hành chính thức: Quý I/2023.
1.5.2. Vốn đầu tư dự án
Tổng vốn đầu tư toàn bộ dự án là: 208.184.340.000 VNĐ (hai trăm lẻ tám tỉ một trăm tám mươi tư triệu ba trăm bốn mươi nghìn đồng), tương đương 9.913.540 USD (chín triệu chín trăm mười ba nghìn năm trăm bốn mươi đô la Mỹ). Trong đó:
- Vốn thực hiện dự án: 150.000.000.000 VNĐ (một trăm năm mươi tỉ đồng chẵn).
- Vốn dự trữ: 50.049.340.000 VNĐ (năm mươi tỉ không trăm bốn mươi chín triệu ba trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn).
- Kinh phí thực hiện các hạng mục bảo vệ môi trường: 8.135.000.000 VNĐ (tám tỉ một trăm ba mươi lăm triệu đồng chẵn).
1.5.3. Các nguồn phát sinh chất thải và quy mô, tính chất của nguồn thải tại dự án
Xem thêm: Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án mở rộng, nâng công suất nhà máy sản xuất phân bón
Minh Phương Corp là Đơn vị

- Tư vấn lập dự án xin chủ trương

- Tư vấn dự án đầu tư

- Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư

- Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án

- Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

- Thi công Dự án Khoan ngầm

- Viết Hồ sơ Môi trường.

+ Giấy phép Môi trường.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường ĐTM.

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Thông tin liên hệ


: Minhphuongcorp
:
:
:
: