Đặt banner 324 x 100

Đâu là những thực đơn phù hợp cho trẻ bị bệnh tiêu hóa?


Các bệnh tiêu hóa là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ. Để có thể giúp chuẩn bị chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tiêu hóa, cha mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé.

CÁC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TỐT CHO TRẺ BỊ BỆNH TIÊU HÓA
  • Trẻ mắc các bệnh tiêu hóa ăn sốt táo: Trong táo có chứa hàm lượng pectin và chất chống oxy hoá (quercetin và catechin) dồi dào giúp trẻ cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa, giảm táo bón cho bé hiệu quả. Tuy nhiên, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì mẹ nên cho trẻ dùng sốt táo thay vì táo tươi. Bởi vì táo được nấu chín, nhừ mềm trẻ sẽ dễ nhai, dễ tiêu hóa hơn nhiều.
  • Cho bé uống men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa: Việc tăng cường hàm lượng lợi khuẩn dồi dào từ men lợi khuẩn cho con là biện pháp chăm sóc và tăng cường tiêu hóa cho bé hữu hiệu được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nay.
  • Các món cháo tốt cho bé mắc bệnh tiêu hóa: Khi gặp vấn đề về đường ruột, mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm dễ tiêu, thanh đạm để xoa dịu cơn đau và ổn định tiêu hóa. Theo đó, cháo chính là món dinh dưỡng hàng đầu mẹ nên bổ sung cho bé để hồi phục sức khỏe.
  • Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ: Sữa chua chính là là đáp án lý tưởng cho câu hỏi “trẻ bị bệnh tiêu hóa nên ăn gì?”. Các vi khuẩn lên men có lợi trong sữa chua sẽ giúp trẻ cải thiện sự rối loạn ở đường ruột, cân bằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
  • Chuối là thực phẩm tốt cho tiêu hóa của bé: Đây là một thực phẩm được xem là rất thân thiện với dạ dày, đặc biệt là ở trẻ em. Chuối có chứa nhiều enzyme cùng với hơn 11 loại khoáng chất và 6 loại vitamin nên hỗ trợ điều tiết chức năng của ruột giúp tiêu hóa tốt hơn. Mỗi ngày các mẹ chỉ cần cho trẻ ăn từ 1-2 quả chuối, bé sẽ được cung cấp đủ các khoáng chất và vitamin cần thiết đấy!
TRIỆU CHỨNG CỦA TRẺ BỊ BỆNH TIÊU HÓA GIÚP MẸ NHẬN BIẾT
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ sẽ gặp nhiều các vấn đề về đường tiêu hóa. Do vậy, bố mẹ nên nhận biết dấu hiệu ở trẻ từ sớm để xử trí kịp thời. Các dấu hiệu đó gồm:
  • Đi ngoài phân lỏng như nước 3 lần/ngày hoặc trẻ bị táo bón.
  • Trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng do biếng ăn hoặc bú kém.
  • Trẻ nôn trớ thường xuyên.
  • Đi ngoài phân sống, phân lỏng hoặc có chất nhầy, kèm máu, đầy bụng ở trẻ.
  • Đau quặn bụng đột ngột hay kéo dài trong nhiều giờ
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh tiêu hóa có thể xuất phát từ:
  • Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa đủ mạnh để tạo hàng bảo vệ cơ thể.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
  • Sử dụng kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Dung nạp thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc do nguồn nước nhiễm khuẩn