Đặt banner 324 x 100

Mất răng gây ra bệnh trầm cảm và những biểu hiện cần biết


Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nỗi ám ảnh răng miệng sau mất răng là một là một trong những nguyên nhân có thể gây ra bệnh trầm cảm hiện nay. Vậy đâu là biểu hiện của chứng trầm cảm do mất răng và làm sao để phòng ngừa, cải thiện tình trạng này? Mời Cô Chú, Anh Chị theo dõi bài viết dưới đây.

1. Ảnh hưởng của mất răng đến tình trạng sức khoẻ của cơ thể

Mất răng lâu ngày không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất của Cô Chú, Anh Chị mà còn có thể dẫn đến các vấn đề về tâm lý, trong đó phải kể đến bệnh trầm cảm sau mất răng khiến nhiều người e ngại. Mất răng có thể gây nên nhiều hậu quả như:

  • Suy giảm chức năng ăn nhai và tác động ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

  • Làm mất tính thẩm mỹ và ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp hằng ngày

  • Nguy cơ xuất hiện biến chứng tiêu xương hàm, xô lệch răng

  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sức khỏe tinh thần

Mất răng khiến nhiều người trở nên tự ti trong giao tiếp hằng ngày

1.1. Suy giảm chức năng ăn nhai và tác động ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

Mất 1 răng, một vài răng hay mất răng toàn hàm sẽ làm giảm đáng kể khả năng ăn, nhai thức ăn của Cô Chú, Anh Chị. Khi ăn nhai khó khăn, chúng ta thường nhai không kỹ và nhanh chóng nuốt thức ăn xuống dạ dày, điều này làm dạ dày phải làm việc nhiều hơn, lâu dần có thể gây ra các bệnh về tiêu hoá như đau dạ dày, rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng…

1.2. Làm mất tính thẩm mỹ và ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp hằng ngày

Mất răng, đặc biệt là với răng cửa sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến nhiều người ngại ngùng và hạn chế giao tiếp.

Đồng thời, răng phối hợp với các cơ quan phát âm tạo ra sự cộng hưởng âm thanh, từ đó tạo nên tiếng nói. Mất răng có thể dẫn đến việc nói ngọng hay phát âm không rõ ràng, ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày.

1.3. Nguy cơ xuất hiện biến chứng tiêu xương hàm, xô lệch răng

Khoảng 3 tháng sau khi mất răng, xương răng sẽ bắt đầu tiêu biến dần do lực nhai tác động lên răng không còn nữa. Lâu ngày, vùng xương hàm tại vị trí này sẽ bị teo nhỏ và suy giảm mật độ xương đáng kể, khiến cấu trúc xương hàm bị thay đổi. 

Tiêu xương hàm thường gây ra các biến chứng như tụt nướu, xô lệch các răng bên cạnh và thậm chí gây mất răng hàng loạt.

1.4. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sức khỏe tinh thần

Các dây thần kinh của răng, hàm có nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác và các tín hiệu thần kinh đến não bộ. Đồng thời, biến chứng tiêu xương do mất răng lâu ngày gây ra làm các dây thần kinh trong xương hàm nằm gần niêm mạc và dễ bị tác động hơn. Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng khung hàm, lệch khớp cắn và gây đau đầu, đau vùng cổ - vai - gáy…

Nghiêm trọng hơn, sự tự ti trong giao tiếp cùng nỗi lo sợ sẽ mắc phải biến chứng sau mất răng khiến nhiều Cô Chú, Anh Chị rơi vào trạng thái trầm cảm.

2. Chứng trầm cảm sau mất răng là do đâu?

Ít người biết rằng, mất răng cũng là một trong những nguyên nhân gây stress và sốc tâm lý. Sự căng thẳng lâu ngày có thể gây nên chứng trầm cảm làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2.1. Lão hoá sớm do thay đổi cấu trúc xương hàm

Mất răng làm giảm tính thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến nhiều người e ngại và không thoải mái khi nói chuyện với mọi người xung quanh, dẫn tới tâm lý tiêu cực, tự ti về bản thân, khiến cơ thể luôn ở trong trạng thái căng thẳng. 

Tình trạng căng thẳng thường xuyên do khó khăn trong sinh hoạt và trong giao tiếp

Bên cạnh đó, mất răng lâu ngày gây nên hiện tượng tiêu xương hàm khiến cấu trúc xương hàm bị thay đổi, các cơ mặt chảy xệ, má hóp lại là biểu hiện của quá trình lão hoá sớm ở nhiều Cô Chú, Anh Chị, điều này càng dễ dẫn đến sự lo lắng, trầm cảm.

2.2. Gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày

Chức năng ăn nhai bị suy giảm khiến nhiều người rơi vào trạng thái chán ăn, mất ngủ, sụt cân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

2.3. Lo lắng khi mắc phải các bệnh lý do mất răng gây ra

Trường hợp mất răng nếu không điều trị sớm làm tăng nguy cơ tiêu xương răng, xô lệch hàm, các bệnh lý về hệ tiêu hoá, hệ thần kinh tạo nên áp lực tâm lý, khiến nhiều Cô Chú, Anh Chị căng thẳng thường xuyên và rơi vào trạng thái trầm cảm.

3. Các biểu hiện của bệnh trầm cảm do mất răng gây ra

Bệnh trầm cảm sau mất răng thường bắt đầu từ những biểu hiện như mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ… lâu dần những biểu hiện này sẽ rõ ràng hơn và chuyển sang giai đoạn trầm cảm. Chính vì vậy, Cô Chú, Anh Chị cần chú ý một số biểu hiện của sự căng thẳng ngay từ đầu:

  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, tim đập nhanh, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, buồn nôn, sút cân.

  • Trí nhớ sa sút, khó tập trung vào công việc và thường ở trong trạng thái buồn bã, chán nản.

Thường trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, chán ăn, mất ngủ là biểu hiện của bệnh trầm cảm

  • Một số Cô Chú, Anh Chị có biểu hiện khóc, ăn uống bất thường, tự làm tổn thương bản thân hoặc người khác và có xu hướng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

  • Thường xuyên trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, dễ nóng giận, khó chịu và đôi lúc là sợ hãi.

4. Ngăn ngừa và điều trị bệnh trầm cảm nhờ cải thiện tình trạng mất răng đúng cách

Để phòng ngừa chứng trầm cảm do căng thẳng tâm lý, Cô Chú, Anh Chị cần sớm điều trị phục hồi răng mất và chú ý theo dõi những thay đổi của cơ thể để phát hiện sớm các biểu hiện bệnh trầm cảm và có phương hướng cải thiện phù hợp.

4.1. Phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh trầm cảm

Khi có các biểu hiện của bệnh trầm cảm, Cô Chú, Anh Chị nên điều chỉnh trạng thái của cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và chia sẻ với những người xung quanh. Tìm một công việc yêu thích sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị quên đi những căng thẳng và cải thiện hiệu quả chứng trầm cảm.

4.2. Điều trị mất răng bằng các phương pháp phục hồi răng nha khoa

Hiện nay, với sự phát triển của ngành y học, Cô Chú, Anh Chị đã có thể phục hồi lại răng đã mất một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Trồng răng Implant là phương pháp tiên tiến được nhiều chuyên gia khuyên dùng nhờ những lợi ích mà nó đem lại:

  • Tái tạo chức năng ăn nhai, giúp Cô Chú, Anh Chị ăn ngon miệng và thoải mái.

  • Khôi phục tính thẩm mỹ cho khuôn mặt nhờ răng Implant có cấu trúc và màu sắc giống răng thật đến 98%.

Trồng răng Implant là giải pháp giúp phục hồi mất răng hiện đại, hiệu quả

  • Trồng răng Implant là kỹ thuật nha khoa hiện đại bậc nhất giúp Cô Chú, Anh Chị lấy lại hàm răng chắc khoẻ, có độ bền cao với tuổi thọ trung bình lên đến 20 năm.

  • Cấy ghép răng Implant giúp cải thiện tình trạng tiêu xương hàm và ngăn ngừa sự lão hoá sớm, xóa tan mọi lo lắng về những biến chứng do mất răng gây nên.

4.3. Sử dụng thuốc và tiến hành trị liệu tâm lý

Khi cơ thể rơi vào tình trạng trầm cảm, Cô Chú, Anh Chị nên đến gặp và tư vấn các bác sĩ tâm lý để được đưa ra phương hướng trị liệu tâm lý phù hợp.

5. Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép Implant và những kiến thức về trồng răng giả, vui lòng liên hệ Dr. Care – Nha khoa đầu tiên chuyên trồng răng Implant dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM

Thông tin liên hệ


: nhakhoa
:
:
:
: