Đặt banner 324 x 100

Các mẫu feedback khách hàng hấp dẫn nhất


Feedback khách hàng là một trong những công cụ giúp bạn kết nối với khách hàng. Đồng thời nó còn là phương pháp giúp bạn xây dựng và định vị thương hiệu của mình trên thị trường. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số mẫu feedback khách hàng vô cùng hấp dẫn. Mời bạn đọc tham khảo

I. Feedback khách hàng là gì? 

Feedback khách hàng là việc khách hàng đưa ra phản hồi, đánh giá của mình sau khi sử dụng sản phẩm. Đây là phương pháp để khách hàng có thể liên hệ với người bán sau mua. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều ý kiến khác nhau của người tiêu dùng và đưa ra các phản hồi tương ứng với khách hàng. 
Khách hàng sẽ những câu nói hay về sản phẩm hoặc những câu phản hồi tiêu cực cho sản phẩm của bạn. Điều này sẽ tùy thuộc vào quan điểm, nhận định của khách hàng về sản phẩm của bạn sau khi học sử dụng.

II. Một số mẫu feedback khách hàng thu hút, hấp dẫn

Nội dung tiếp theo đây, tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc 9 mẫu feedback khách hàng sáng tạo được dùng phổ biến hiện nay. Đặc biệt, nó thường xuất hiên trên các website uy tín. 

1. Dạng trích dẫn 

Mẫu phản hồi khách hàng dạng trích dẫn khá phổ biến trong các loại website hiện nay và từng được rất nhiều đơn vị thương hiệu, nhãn hàng lớn sử dụng.

Trong loại hình phản hồi này, các lời chứng thực của khách hàng thường kèm theo hình ảnh + một vài thông tin cơ bản của khách hàng (như tên tuổi, đơn vị công tác, địa chỉ email…) để gia tăng sự tin cậy.

Những bức ảnh tươi sáng và mỉm cười được sử dụng sẽ mang lại ấn tượng đặc biệt cho các khách hàng xem web cảm giác thoải mái, có thiện cảm và có mong muốn được trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của bạn.

2. Bản đánh giá dài

Bên cạnh các nhận xét, phản hồi ngắn gọn thì những bài đánh giá dài cũng được xem là mẫu phản hồi khách hàng hiệu quả.

Bạn có thể yêu cầu khách hàng của mình viết bài đánh giá dưới dạng bài đăng trên blog của họ trên trang web của họ. Đổi lại, họ được đặt một liên kết liên kết mà họ có thể sử dụng để kiếm được một phần từ doanh số bán hàng từ bạn. (dạng chia %)

Hình thức này chưa phổ biến lắm tại Việt Nam tuy nhiên nếu có thể áp dụng, chắc chắn sẽ rất thành công vì hiện nay nhiều khách hàng yêu thích đọc các review dài, tận tình, chi tiết hơn là những lời khen sáo rỗng.

Như vậy, bạn có thể thấy ngoài việc thiết lập các mẫu phản hồi khách hàng cơ bản, bạn cũng có thể trích dẫn các link dẫn đến bài review trực tiếp của khách hàng trên Facebook hoặc trang Blog cá nhân của họ.

3. Bài post từ các kênh social media

Các bình luận, phản hồi của khách hàng sử dụng trực tiếp tài khoản mạng xã hội của họ chắc chắn sẽ mang lại độ tin cậy rất lớn bởi người xem biết rằng đây là các tài khoản “chính chủ”, được đăng nhập trực tiếp từ Facebook, Google…

Hơn nữa, khi sử dụng mẫu phản hồi khách hàng dạng này, bạn có thêm một lợi ích nữa là có thể tích hợp cho các bình luận xuất hiện trên trang Fanpage Facebook riêng của doanh nghiệp và cả trên website.

Ngoài ra, mức độ tương tác từ các phản hồi dạng Social Media cũng cao hơn khi các khách hàng khác có thể comment trực tiếp và hỏi các khách hàng đã từng sử dụng về chất lượng sản phẩm. Bạn thậm chí cũng có thể chụp lại màn hình các phản hồi tích cực và đưa vào porfolio, bài giới thiệu công ty khi đi pitching hoặc thương thảo hợp đồng với những đối tác tiềm năng.

4. Trích dẫn từ các bài báo

Các bài phê bình báo chí có tính thuyết phục bởi vì họ đến từ những đơn vị có trình độ chuyên nghiệp để nói về chủ đề bất kỳ.

Nếu công ty, doanh nghiệp bạn được các kênh báo chí, tin tức viết bài đến hay từng xuất hiện trong các phóng sự, bài phỏng vấn của họ, hãy trích dẫn những tài liệu này như một mẫu chứng thực khách hàng hiệu quả.

Mặc dù các phản hồi không đến từ bất kì khách hàng cụ thể nào, nhưng nếu dịch vụ, sản phẩm của bạn được đánh giá cao bởi các đơn vị truyền thông, những đơn vị này cũng đủ khả năng chiếm được lòng tin nơi khách hàng của bạn.

5. Case studies

Case Studies cũng có thể dùng làm lời chứng thực của khách hàng, tuy nhiên hình thức này tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian hơn vì bạn phải tiến hành các nghiên cứu, khảo sát, khảo nghiệm trên nhóm người dùng, đối tượng người dùng về sản phẩm.

Xem thêm: Email ảo đăng ký facebook 

6. Các cuộc phỏng vấn

Các cuộc phỏng vấn đặc biệt hiệu quả bởi vì chúng giúp bạn nhận được nhiều chi tiết hơn từ khách hàng về trải nghiệm của họ, vẽ ra một bức tranh sống động trong tâm trí khách hàng tiềm năng của bạn.

Để có cuộc phỏng vấn tuyệt vời, hãy chắc chắn bạn đặt câu hỏi gợi lên câu chuyện về cách thức và lý do khách hàng của bạn đến mua sản phẩm của bạn.

Dưới đây là một số ví dụ về các câu hỏi để hỏi khách hàng của bạn trong một cuộc phỏng vấn (đề xuất bởi Sean D’Souza ):

  • Theo bạn ba lợi ích cụ thể về sản phẩm này là gì?

  • Trở ngại gì cản trở bạn mua sản phẩm này?

  • Đặc điểm cụ thể nào bạn thích nhất về sản phẩm này?

  • Bạn đã tìm thấy lợi ích gì khi mua sản phẩm này?

  • Theo bạn ba lợi ích cụ thể về sản phẩm này là gì?

  • Bạn muốn giới thiệu sản phẩm này cho người khác không? Nếu có thì vì lý do gì?

Sau khi thực hiện, bạn có thể đưa vào một phần riêng trên website của mình. Với các thông tin rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, đúng những gì khách hàng đang tìm kiếm, chắc chắn họ sẽ dành thời gian đọc bài phỏng vấn và sớm đưa ra quyết định có nên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn hay không.

7. Video chứng thực

Bên cạnh các hình ảnh, nội dung thì video cũng là một cách chứng thực tuyệt vời cho sản phẩm, dịch vụ của bạn. Việc nhìn và nghe được giọng nói từ một cá nhân thực tế giúp cho các khách hàng có ấn tượng hơn với thương hiệu của bạn.

8. Sử dụng chuyên gia, người nổi tiếng

Nếu bạn may mắn có một hoặc nhiều khách hàng là người nổi tiếng hoặc các nhân vật có thẩm quyền, có ảnh hưởng đến cộng đồng hoặc đơn giản hơn là có tiếng nói trong ngành của bạn, hãy đảm bảo trang web của bạn sẽ có phần đánh giá, bình luận về sản phẩm của những đối tượng này. 

Thông thường, tâm lý khách hàng, đặc biệt là khách hàng trong một số ngành nghề đặc biệt như dược phẩm, thực phẩm cho trẻ em, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp thì họ rất quan tâm và tin tưởng các review sản phẩm từ những người nổi tiếng, chuyên gia. Do đó đưa phần này vào website chắc chắn sẽ làm tăng độ tin cậy của nhãn hàng của bạn.

Trong trường hợp nếu bạn không thể xin bình luận hay đánh giá từ các đối tượng này, hãy chỉ cần trình bày trên website rằng họ ĐÃ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Ví dụ: Trang web chuyên về spa đăng tải hình ảnh và tên những người nổi tiếng là hoa hậu, người mẫu từng đến trị liệu và sử dụng dịch vụ trên website của họ. Dù không có lời chứng thực cụ thể, nhưng ít nhất bạn đã cung cấp cho khách hàng của mình một thông tin vô cùng đắt giá đó là đã có những người nổi tiếng tin tưởng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

9. Các chứng thực, phản hồi từ bạn bè

Trong trường hợp bạn chưa có khách hàng hay tài liệu đặc biệt nào để chứng thực cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Bạn cũng có thể sử dụng nguồn feedback từ chính bạn bè, người thân của mình. Cho họ trải nghiệm thử các dịch vụ, sản phẩm và đưa ra một số nhận xét cũng là một ý tưởng tốt và chân thật.

Như vậy tôi đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn những mẫu feedback khách hàng hấp dẫn. Những mẫu feedback này ngoài chức năng thu hút khách hàng, nó còn là phương pháp giúp bạn xây dựng thương hiệu trên các nền tảng mà bạn tham gia kinh doanh trên đây. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn! 

Thông tin liên hệ


: thuytan
:
: 0967922911
: 62 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội