Đặt banner 324 x 100

Chữa mất ngủ bằng đông y ở đâu tốt nhất?


Mất ngủ là căn bệnh phổ biến xảy ra không chỉ ở tuổi già - lứa tuổi sau tiền mãn kinh mà còn xảy ra ở cả những người trẻ. Cũng vì thế, phòng ngừa và điều trị mất ngủ đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Ngoài các phương pháp điều trị hiện đại. Chữa mất ngủ bằng đông y ở đâu cũng là điều khiến nhiều khách hàng quan tâm.

Điều trị mất ngủ bằng phương pháp đông y

Mất ngủ đông y còn  gọi  là chứng thất miên hoặc chứng Bất mị (Bất là không, mị là ngủ). Mất ngủ là trạng thái rối loạn giấc ngủ thể hiện ở ban đêm không ngủ được hoặc thiếu ngủ. Biểu hiện: khó ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Nếu mất ngủ kéo dài, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, dễ trầm cảm,…

Triệu chứng: Cả đêm không ngủ hoặc lúc ngủ lúc tỉnh, hoặc mộng nhiều dễ tỉnh, tim đập hồi hộp, hay quên, người mệt mỏi ăn không ngon, sắc không nhuận. Khó ngủ, ngủ vật vã hoặc mới ngủ lại bị tỉnh ngay tâm phiền, miệng khô, đầu váng, tai ù, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ.

Nguyên nhân: mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân mà theo đông y đều liên quan đến các tạng, Can Tâm,Tỳ, Phế thân, thường gặp trên lâm sàng các thể bệnh do tâm tỳ huyết hư, can khí uất kết, tỳ thận yếu. Điều trị trị Đông y quan tâm đến căn nguyên gây bệnh, vì vậy ưu tiên điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây mất ngủ, điều hòa ngũ tạng, nâng cao thể trạng, mang lại hiệu quả lâu dài. 

Như vậy, theo Đông y: tâm chủ thần, can chủ nộ, tim khỏe mạnh, thần kinh tốt, lá gan bình hòa, tinh thần thư thái sẽ ngủ ngon giấc. Người bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc là do tâm can bất ổn. Muốn điều trị hiệu quả bệnh mất ngủ phải bồi bổ tâm tỳ, thư can giải uất, an thần trấn kinh.

Phân biệt các dạng bệnh mất ngủ

2.1. Mất ngủ cấp tính

Đây là tình trạng mất ngủ tạm thời thường gặp nhất, xảy ra trong một vài đêm cũng có thể một vài tuần rồi lại hết. Nguyên nhân của tình trạng này bao gồm:

  • Do gặp các vấn đề về mặt tâm lý cảm xúc tạm thời như đau buồn hay có sự tác động ở các yếu tố ngoại cảnh như gia đình, bạn bè.
  • Không thích nghi với địa điểm ngủ lạ, không thoải mái.
  • Thói quen lối sống không lành mạnh, giờ giấc không tuân thủ (ngủ trưa nhiều, sử dụng chất kích thích trước khi ngủ, dùng điện thoại hay làm việc quá giấc, qua cơn buồn ngủ,..).
  • Một số bệnh khác ảnh hưởng như đau bụngđau răng, ho, sốt...

2.2. Mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng. Người bệnh thường vào giấc rất khó và rất lâu (30p – 1,5h). Giấc ngủ chỉ đạt được khoảng 3-4 giờ trong giấc ngủ có thể bị tỉnh giấc nhiều lần hoặc sau khi tỉnh thì khó vào lại giấc ngủ tiếp. Chất lượng giấc ngủ kém không đạt được đủ các thành phần trong giấc ngủ, khi tỉnh dậy người thường mệt mỏi.

Cách điều trị và cải thiện bệnh mất ngủ theo y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, bệnh mất ngủ chia làm nhiều thể. Mỗi thể bệnh sẽ có các triệu chứng cũng như phương pháp dược khác nhau để điều trị.

Mất ngủ do tâm tỳ hư

Suy nghĩ lo lắng quá độ làm tổn thương tâm tỳ, từ đó tỳ kém không sinh huyết, huyết hư không nuôi dưỡng được tâm.

Pháp: Bổ tâm dưỡng tỳ sinh huyết.

Phương: Quy tỳ thang

Mất ngủ do âm hư hỏa vượng, tâm hỏa thượng cang

Người bệnh khó ngủ dễ tỉnh giấc, người phiền muộn bứt rứt, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô tai ù đầu váng, lưỡi đỏ mạch tế sác.

Pháp: Tư âm thanh nhiệt, an thần.

Phương: Chu sa an thần hoàn.

Mất ngủ do tâm thận bất giao

Mất ngủ, đầu váng ù tai, khát nước, lưng đau, hay mộng, triều nhiệt, tiểu đỏ, lưỡi đỏ không rêu mạch tế sác.

Pháp: Giao thông tâm thận

Phương: Giao thái hoàn

Mất ngủ do vị bất hòa

Ăn uống không điều độ gây thực tích không tiêu sinh đàm thấp gây ủng trệ. Ngủ không được vì ngực bụng căng tức, đầy hơi khó chịu, bụng đau, mạch hoạt.

Pháp: Tiêu đạo hòa vị hóa đờm

Phương: Bảo hòa hoàn.

Ngoài việc dùng thuốc, để điều trị bệnh mất ngủ thì vai trò và sự phối kết hợp của bệnh nhân là khá quan trọng trong việc điều trị. Trong giai đoạn điều trị cần tuân thủ một số điều sau đây:

  • Tạo lịch ngủ khoa học, luyện tập bản thân lên giường và dậy đúng giờ
  • Không gian ngủ: Sạch sẽ mát mẻ, yên tĩnh, để tối hoặc dùng đèn ngủ. Trước khi ngủ 1-2 tiếng nên giảm ánh sáng trong phòng hoặc dùng đèn mờ.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: ăn quá no, ăn uống đồ có chất kích thích thần kinh như cà phê, trà, nước ngọt...
  • Thực hiện các hoạt động: Thiền, đọc sách, nghe nhạc nhẹ, ngâm chân tắm nước ấm. Không nên sử dụng máy tính điện thoại trên giường.
  • Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày để có một sức khỏe tốt ổn định.

Thông tin liên hệ


: nhi4527100012.
:
:
:
: