Đặt banner 324 x 100

157


Kiêng tinh bột là những thực phẩm nào?

Kiêng tinh bột là những thực phẩm nào? Việc nhận biết được nên kiêng tinh bột từ những loại thực phẩm nào cũng cần thiết, điều này sẽ giúp bạn chọn được đúng thực phẩm tốt cho cơ thể mà lại vẫn đạt kết quả giảm cân. Muốn có một bữa ăn giảm cân kiêng tinh bột đúng cách, bạn cần loại bỏ những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: cơm, khoai tây, bánh mì, cà rốt, khoai lang và một vài loại trái cây. Tuy nhiên, cũng có một số loại thực phẩm có thành phần tinh bột cao không nên bỏ qua như: Rau lang, gạo trắng, khoai tây, các loại hạt ngũ cốc…

Nói về chế độ ăn không tinh bột, không có nghĩa là ta loại bỏ toàn bộ nguồn tinh bột đưa vào cơ thể, mà chúng ta cần phải xác định đúng loại tinh bột trong thực phẩm nào không tốt, từ đó hạn chế lựa chọn, giảm hấp thụ và sử dụng nguồn tinh bột không gây béo, tốt cho sức khoẻ thay vào đó. Ví dụ những loại hạt đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, đậu đen…cũng là tinh bột nhưng nó là nguồn carb tốt giàu protein sẽ giúp cơ thể trở nên khoẻ mạnh hơn và giúp ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Chất béo tốt và chất béo xấu là gì?

Chất béo tốt là gì? Vai trò của chất béo tốt

Chất béo tốt (chất béo không bão hoà) được nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới chứng minh là có lợi đối với sức khoẻ. Chất béo tốt hỗ trợ hệ tim mạch phát triển khỏe mạnh. Chúng có thể làm tăng mức cholesterol tốt hoặc cholesterol HDL và cho phép cơ thể bạn giảm cholesterol xấu.

Ngoài ra, chất béo tốt còn giúp cân bằng và giảm thiểu lượng chất béo xấu trong cơ thể. Tuy nhiên, ngay cả những loại chất béo tốt nhất cũng chứa nhiều kcal, chúng vẫn có khả năng khiến bạn bị béo phì. Bạn phải tránh ăn uống chất béo bão hoà đa ngay cả khi được xem là chất béo tốt.

Chất béo xấu là gì? Vai trò của chất béo xấu

Mặc dù chất béo xấu là một phần không thể tách rời trong các thực phẩm có chứa chất béo, chúng vẫn tồn tại và có một vai trò nhất định trong cơ thể. Song, chất béo xấu lại là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch. Đây cũng là yếu tố nguy cơ gây ra tắc nghẽn hoặc xơ cứng mạch máu. Nếu có các khối cholesterol xấu làm tắc nghẽn luồng máu đi vào tim của bạn, điều này lâu dài có thể dẫn đến bệnh suy tim hoặc đột quỵ. Chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nói riêng và bệnh lý mãn tính nói chung, do vậy bạn nên kiểm soát dung nạp loại chất được nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Chức năng dinh dưỡng của chất béo là gì? Chất béo có vai trò gì đối với cơ thể? Có thể kể đến một số vai trò dinh dưỡng quan trọng của chất béo đối với cơ thể như:

  • Là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể duy trì các hoạt động sống: Mỗi 1g chất béo cung cấp bao nhiêu calo? Trong 1g chất béo sẽ cung cấp cho cơ thể 9 kcal năng lượng cho cơ thể. Do đó, chất béo được xem như là một nguồn năng lượng tập trung. Vì là nguồn dinh dưỡng với hàm lượng calo cao do đó chất béo trong chế độ tư vấn dinh dưỡng cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng trong các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng đều khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều chất béo. Chỉ cần giới hạn trong khoảng 20-30% tổng calo năng lượng cần cho cơ thể tương ứng với 40-70g chất béo mỗi ngày.
  • Tham gia vào cấu tạo thành phần màng tế bào trong cơ thể. Bản thân các tế bào trong cơ thể vốn là một lớp mỡ được cấu tạo bởi các loại chất béo khác nhau hình thành nên thành tế bào. Ngoài ra, tủy não và các mô thần kinh cũng chứa thành phần là chất béo.
  • Giúp hấp thụ các loại vitamin trong cơ thể có đặc tính tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Đây là các loại vitamin cần thiết và quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, các vitamin này lại chỉ tan được trong dầu mà không tan được trong nước do đó chất béo được coi là dung môi giúp cơ thể hấp thụ các loại vitamin này một cách hiệu quả nhất.
  • Chất béo giúp duy trì nhiệt độ và bảo vệ cơ thể khỏi các va chạm bất lợi từ bên ngoài. Chất béo được tập trung ở các tổ chức dưới da có vai trò tạo thành các lớp mỡ dự trữ năng lượng đồng thời giúp cơ thể giữ nhiệt, không làm thất thoát nhiệt ra bên ngoài. Đồng thời chất béo còn có vai trò như một lớp đệm bảo vệ các tổ chức trong cơ thể khỏi các va chạm bất lợi từ bên ngoài như thời tiết, va đập.

Nguồn kiến thức dinh dưỡng từ: Viện dinh dưỡng

Thông tin liên hệ


: nreci123
:
:
:
: