Đặt banner 324 x 100

Hiểu rõ về hai nghi lễ đính hôn và lễ ăn hỏi trong phong tục Việt Nam


Hiểu rõ về hai nghi lễ đính hôn và lễ ăn hỏi trong phong tục Việt Nam

Trước khi tiến đến hôn hân chính thức, lễ đính hôn và lễ ăn hỏi đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nhiều cặp đôi vẫn chưa thực sự hiểu rõ liệu có sự khác nhau giữa hai nghi thức này? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây từ Tierra Diamond để tìm hiểu thêm về hai nghi thức quan trọng này.

1. Lễ đính hôn là gì? Nghi lễ đính hôn và lễ ăn hỏi có khác biệt gì nhau?

Lễ đính hôn, còn được gọi là lễ ăn hỏi, là một nghi lễ truyền thống trong đó chàng trai mang đến gia đình cô gái để đề nghị kết hôn và xin cưới cô làm vợ. Đây là thời khắc quan trọng khi chàng trai trao tặng chiếc nhẫn đính hôn cho cô gái trong ngày đặc biệt, được chứng kiến và chung vui bởi đại diện của hai gia đình.

Vậy nên, cả hai nghi thức lễ đính hôn và lễ ăn hỏi đều đóng vai trò quan trọng trong phong tục cưới hỏi tại Việt Nam, và cùng mang ý nghĩa đánh dấu sự cam kết và hứa hôn của đôi trẻ trong tương lai. Sự khác biệt duy nhất giữa hai nghi thức này là tên gọi, người miền Bắc sử dụng thuật ngữ "lễ ăn hỏi" trong khi người miền Nam sử dụng thuật ngữ "lễ đính hôn".

2. Trình tự tổ chức lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chuẩn truyền thống

2.1. Nhà trai chuẩn bị sính lễ và xuất phát đến nhà gái

Căn cứ theo thời gian, địa điểm đã được thỏa thuận trước đó, nhà trai sẽ chuẩn bị thật chu toàn các món sính lễ cho buổi lễ đính hôn và lễ ăn hỏi. Sau đó, gia đình nhà trai sẽ cùng di chuyển đến nhà gái và tập trung trước ngõ chờ đến giờ đẹp để xin nhập gia và tiến hành các bước theo nghi thức truyền thống.

2.2. Hai bên gia đình trao đổi sính lễ

Đoàn nhà trai theo thứ bậc từ ông bà cao niên đến ba mẹ, chú rể, dàn bưng sính lễ nam cùng những thành viên khác sẽ đứng trước cổng hoa của bên nhà gái. Bắt đầu nghi lễ, đội bưng lễ bên chàng trai và cô gái sẽ đứng đối diện tương ứng nhau, dàn bên nữ sẽ lần lượt nhận sính lễ từ bên nam, sau đó cùng nhau đặt sính lễ bên trong nhà gái và trao duyên. Sau khi nghi thức này kết thúc, nhà trai sẽ tiến vào nhà gái và ổn định chỗ ngồi, chuẩn bị cho nghi thức tiếp theo của buổi lễ.

2.3. Đại diện hai bên gia đình nói chuyện

Tiếp tục buổi lễ đính hôn và lễ ăn hỏi là đại diện hai bên gia đình trò chuyện nhằm chào hỏi nhau, giới thiệu mục đích buổi lễ, trình các món lễ vật đính hôn cho nhà gái kiểm chứng, cô dâu ra mắt hai họ, chàng trao nhẫn đính hôn cho nàng... theo sự hướng dẫn của vị chủ hôn.

Có nhiều người thắc mắc về sự xuất hiện của nhẫn đính hôn. Thực chất, nhẫn đính hôn được bắt nguồn từ phương Tây và được du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Và điều quan trọng là nhẫn đính hôn chỉ có một chiếc được chú rể trao cho cô dâu trong ngày lễ ăn hỏi, mang ý nghĩa "đánh dấu chủ quyền" của chàng trai dành cho cô gái của đời mình. Vì vậy, việc trao nhẫn đính hôn là tùy vào mong muốn của từng gia đình.

Nhẫn đính hôn là sự đánh dấu chủ quyền của chàng dành nàng

Mua ngay: Nhẫn đính hôn vàng hồng kim cương My Soulmate NCH1314

2.4. Cô dâu và chú rể thắp hương gia tiên

Đây là nghi thức quan trọng không thể thiếu trong buổi lễ đính hôn và lễ ăn hỏi ở Việt Nam. Cô dâu và chú rể sẽ chia nhỏ các lễ vật trong bộ sính lễ để dâng lên bàn thờ tổ tiên, trong đó, trầu cau là món ưu tiên hàng đầu rồi mới đến những lễ vật khác. Đặc biệt lưu ý là đôi bạn chỉ được dùng tay, tuyệt đối không dùng các đồ vật khác như dao, kéo trong lúc làm lễ bái gia tiên.

2.5. Bàn bạc về lễ cưới

Ở nghi thức này, cả hai bên gia đình sẽ bàn bạc, trao đổi các vấn đề về hôn sự như thời gian, địa điểm, cách thức hay trình tự để tổ chức đám cưới một cách chỉn chu nhất. Theo như thông thường, bên đàng trai đã chuẩn bị sẵn những vấn đề trên cũng như đã đi xem ngày lành tháng tốt để trình bày trong buổi lễ đính hôn và lễ ăn hỏi này với đàng gái.

Hai bên gia đình cùng bàn bạc về lễ cưới trong buổi lễ ăn hỏi

Mua ngay: Nhẫn cầu hôn By Yourside NCH1421

2.6. Nhà gái lại quả và kết thúc

"Lại quả" là hình thức nhà gái sẽ trao lại một phần lễ vật trong sính lễ do nhà trai như một cách thể hiện sự chân thành và nồng thắm của nhà gái đối với nhà trai. Theo phong tục, lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chỉ trọn vẹn khi nghi thức lại quả được thực hiện, và sự kết thúc của lễ lại quả cũng chính là thời điểm gia đình hai họ tiến tới chuẩn bị cho một lễ cưới lộng lẫy và trọng đại nhất của đôi uyên ương.

Trên đây là tất tần tật những thắc mắc về lễ đính hôn và lễ ăn hỏi cho các cặp đôi đã được Tierra tổng hợp. Nếu như lễ đính hôn là bước đệm cho hành trình tình yêu vĩnh cửu thì nhẫn đính hôn là “nhân chứng” nhằm thể hiện chủ quyền của chàng dành cho nàng. Nhẫn đính hôn đang là xu hướng được các cặp đôi ưa chuộng bởi ý nghĩa đặc biệt của nó. Nếu chàng đang không biết lựa chọn chiếc nhẫn nào cho nàng, không cần lo lắng vì tại Tierra luôn sẵn sàng đồng hành cùng chàng trên hành trình "đưa nàng về dinh".

Tierra Diamond là đơn vị thiết kế nhẫn cầu hôn lý tưởng dành cho các cặp đôi trẻ hiện đại với các sự lựa chọn đa dạng mà bạn có thể tham khảo từ bộ sưu tập nhẫn cầu hôn My Princess, Tender Love, Holding You... Đặc biệt, với dịch vụ tư vấn 1:1 hoàn toàn miễn phí, Tierra luôn sẵn sàng lắng nghe ý tưởng của bạn, giúp bạn hiện thực hóa câu chuyện tình yêu hạnh phúc của đời mình, giúp chàng chinh phục “người ấy” thành công.

Đặc biệt, Tierra Diamond mang đến ưu đãi dành riêng cho các cặp đôi với cơ hội nhận ngay Voucher trị giá 500.000 đồng khi tham gia chương trình: Cùng anh, nhé?, diễn ra từ ngày 01/06/2023 -30/09/2023 bằng cách chia sẻ khoảnh khắc và câu chuyện tình yêu của đôi bạn với chúng tôi. Nhanh tay đăng ký tham gia cùng người ấy và cùng Tierra lưu giữ những kỷ niệm hạnh phúc của đôi bạn.

Xem thêm tại:

Lễ đính hôn là gì? Lễ đính hôn và lễ ăn hỏi có khác nhau không?