Đặt banner 324 x 100

Dịch vụ giải thể doanh nghiệp sxaxzaxas



Công ty Luật MVA Việt Nam cung cấp gói dịch vụ giải thể doanh nghiệp với phương thức chuyên nghiệp, nhanh chóng, trọn gói, đảm bảo uy tín, chi phí thấp. Dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp của chúng tôi luôn đem lại cho quý khách hàng sự tin cậy về chất lượng và sự đảm bảo về pháp lý.
MVA Việt Nam hỗ trợ khách hàng những nội dung sau đây:
1. Tư vấn các nội dung và trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý trước khi tiến hành thủ tục giải thể;
- Các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Tư vấn về trình tự thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp;
- Tư vấn về việc họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông công ty về việc giải thể
doanh nghiệp; Cách thức ra quyết định giải thể doanh nghiệp;
- Tư vấn cách thức giửi thông báo giải thể đến các tổ chức, các nhân có liên quan: chủ nợ,
người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động;
- Tư vấn thủ tục đăng bố cáo giải thể;
- Tư vấn phương thức thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
- Tư vấn thủ tục đóng mã số thuế.
- Tư vấn thủ tục xác nhận đóng tài khoản tại Ngân hàng (nếu có mở tài khoản) hoặc cam kết không mở tài khoản;
- Tư vấn thủ tục huỷ dấu và trả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu trên cơ quan công an hoặc trên sở kế hoạch;
- Tư vấn thủ tục trả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. MVA Việt Nam hoàn thiện hồ sơ giải thể doanh nghiệp:
- Thông báo về việc giải thể;
- Biên bản họp về việc giải thể;
- Quyết định về việc giải thể;
- Đăng bố cáo giải thể doanh nghiệp;
- Công văn đề nghị xác nhận không nợ thuế tại Cục hải quan nếu doanh nghiệp có đăng ký xuất nhập khẩu;
- Công văn đề nghị xác nhận đóng tài khoản ngân hàng hoặc cam kết chưa mở tài khoản;
- Công văn thông báo giải thể và đề nghị chấm dứt hiệu lực của mã số thuế, gồm: Chốt thuế, quyết toán thuế, đóng MST;
- Hồ sơ về các vấn đề Thanh quyết toán các nghĩa vụ/quyền lợi bảo hiểm cho nhân viên doanh nghiệp (nếu có);
3. MVA Việt Nam  thực hiện các công việc sau giúp khách hàng:
- Tư vấn và soạn thảo hồ sơ có liên quan đến việc Giải thể doanh nghiệp;
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục xác nhận không nợ thuế tại Cơ quan Hải Quan;
- Thay mặt khách hàng tiến hành thủ tục chấm dứt hiệu lực của mã số thuế;
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Thay mặt và cùng với doanh nghiệp làm thủ tục trả dấu tại cơ quan Công an hoặc sở kế hoạch và đầu tư;
- Đại diện khách hàng liên hệ với các cơ quan chức năng cần thiết cho việc thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp;
- Đại diện doanh nghiệp nhận kết quả tại cơ quan chức năng.
4. Tư vấn sau giải thể:
MVA Việt Nam sẽ hỗ trợ và tư vấn về các vấn đề:
- Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu;
- Hướng dẫn và hỗ trợ các vấn đề liên quan sau giải thể.

 

THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY

I.Chi nhánh Công ty là gì?

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
(i) Chi nhánh phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh đó.
(ii) Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Thủ tục, quy trình thành lập chi nhánh công ty do Chính phủ quy định.

– Điều kiện chủ sở hữu chi nhánh:

Muốn thành lập chi nhánh công ty, điều đầu tiên cần làm trước là thành lập công ty và có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước.

– Điều kiện về Tên chi nhánh:

Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

– Điều kiện trụ sở chính chi nhánh:

Trụ sở chính của chi nhánh là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

– Ngành, nghề kinh doanh chi nhánh:

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

– Điều kiện về Người đứng đầu chi nhánh:

Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Có thể là người khác hoặc thành viên công ty.

– Hình thức hạch toán chi nhánh:

Lựa chọn hình thức hạch toán chi nhánh độc lập hoặc Phụ thuộc

II. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty gồm

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên

– Thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh (Theo mẫu Phụ lục tại Thông tư 20/2015/TT-BKH)
– Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc lập chi nhánh;
– Quyết định bổ nhiệm Người đứng đầu chi nhánh;
– Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục này;
– Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu Người đứng đầu chi nhánh

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên

– Thông báo lập chi nhánh theo mẫu;
– Quyết định của Hội đồng thành viên về việc lập chi nhánh;
– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
– Biên bản của Hội đồng thành viên về việc lập chi nhánh;
– Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân của người lập chi nhánh.
– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh.
– Chứng minh nhân dân của người được ủy quyền.

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần

– Thông báo đăng ký thành lập chi nhánh công ty cổ phần (Theo mẫu Phụ lục tại Thông tư 20/2015/TT-BKH)
– Quyết định của Hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh;
– Biên bản của Hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh
– Quyết định bổ nhiệm Người đứng đầu chi nhánh;
– Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục này;
– Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu Người đứng đầu chi nhánh

III. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Bước 1: Tư vấn các bước thành lập chi nhánh công ty

Trong bước này, Luật sư và chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với khách hàng để xác định nhu cầu của khách hàng. Tư vấn các quy định của pháp luật về chi nhánh.

Bước 2: Chuẩn bị thông tin, soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh

Chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin cần thiết cho việc soạn thảo hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, sau đó chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ và chuyển cho khách hàng ký.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập tới cơ quan đăng ký

Hồ sơ thành lập chi nhánh sau khi hoàn thành sẽ được chúng tôi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hoạt động. Sau khi hồ sơ được nộp, chúng tôi sẽ theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.

Bước 4: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận thành lập chi nhánh

Hồ sơ sau khi được nộp và chấp nhận hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập chi nhánh, chúng tôi sẽ đại diện cho khách hàng tiến hành nhận giấy chứng nhận nêu trên.

Bước 5: Công bố thông tin, khắc dấu chi nhánh công ty

Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng công bố thông tin thành lập chi nhánh và khắc dấu chi nhánh công ty.
Trên đây là 05 bước cơ bản cho việc thành lập chi nhánh công ty, quý khách hàng vui lòng tham khảo.

IV. Các loại thuế chi nhánh công ty cần phải nộp

Với các loại thuế chi nhánh phải nộp, chúng tôi sẽ phân loại thành 02 hình thức hạnh toán độc lập hoặc phụ thuộc như sau: