Đặt banner 324 x 100

Lý do xảy ra tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ


Trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện nên rất non nớt và dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố tác động. Tiêu chảy là một trong những tình trạng thường xảy ra. Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân khiến trẻ tiêu chảy cấp.

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ
Tác nhân phổ biến khiến cho trẻ bị tiêu chảy cấp là do virus, đặc biệt là Rotavirus. Đây là nguyên nhân gây bệnh nặng, thậm chí đe dọa tới tính mạng của bé, nhất là trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi. Một số trường hợp là do bị nhiễm vi khuẩn (E.coli, tả, lỵ) và các loại ký sinh trùng. Trẻ dùng kháng sinh bừa bãi, rối loạn tiêu hóa cũng dễ bị tiêu chảy.
Thói quen của người lớn hay người chăm sóc trẻ khiến con bị tiêu chảy cấp như: Bố mẹ vệ sinh bình sữa không kỹ, cho con ăn dặm thức ăn không phù hợp, không rửa tay khi chế biến thức ăn hay chăm trẻ, nhà vệ sinh không sạch sẽ..
Bệnh tiêu chảy cấp thường gặp với một số đối tượng như:
Trẻ bắt đầu làm quen với ăn dặm khoảng từ 6-11 tháng tuổi.
Trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch dễ bị tiêu chảy cấp.
Trẻ dễ nhiễm bệnh vào mùa khô lạnh, khi thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của Rotavirus.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ TIÊU CHẢY CẤP THẾ NÀO?
Tùy từng độ tuổi của trẻ mà các dấu hiệu bị tiêu chảy cấp cũng khác nhau như:
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Trẻ thường đi ngoài với số lần nhiều gấp đôi bình thường, khoảng 3-10 lần thậm chí nhiều hơn. Bố mẹ có thể thấy con đi phân sệt, phân lỏng, màu xanh, vàng hay nâu. Những trẻ bú mẹ đi ngoài nhiều hơn và phân nhiều nước hơn trẻ bú sữa công thức.
Đối với những trẻ từ 1 tuổi trở lên: Trẻ thường có biểu hiện đau bụng, đi ngoài hơn 3 lần/ngày với phân lỏng, nhiều nước, có mùi tanh. Một số trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, nôn hay sốt kèm theo.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH BỐ MẸ NÊN BIẾT
Để phòng bệnh tiêu chảy cấp, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như dưới đây:
Tăng cường vệ sinh cá nhân, thực hiện vệ sinh môi trường sống
Sử dụng nước sát khuẩn, xà phòng rửa tay là cần thiết với cả bố mẹ, người chăm sóc trẻ hay vệ sinh cho con thường xuyên.
Xây dựng nhà vệ sinh tiêu chuẩn, đi vệ sinh đúng nơi quy định, không đổ rác thải và phân xuống nguồn nước (ao, hồ, sông, suối).
Không tưới rau, bón cây sử dụng phân tươi.
Không tụ tập ăn uống, vui chơi ở nơi có vùng dịch và tránh xa khu vực này.
Làm thế nào để nhận biết trẻ tiêu chảy cấp?
Bảo vệ nguồn nước, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Cho trẻ ăn thức ăn hợp vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng và dùng thực phẩm phù hợp với lứa tuổi.
Thực hiện ăn chín, uống sôi, không cho con ăn các thức ăn không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh tích trữ đồ ăn lâu trong tủ lạnh dễ sinh ra vi khuẩn.
Giữ nguồn nước sinh hoạt sạch sẽ, đổ rác đúng nơi quy định.
Với những bé có biểu hiện tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột, các mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh để bổ sung probiotic dành cho trẻ đều đặn để cân bằng và ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa của bé, khắc phục nhanh tình trạng tiêu chảy do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho con để phòng tránh bệnh tái phát.
BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ KHI THẤY TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP?
Khi thấy trẻ tiêu chảy cấp, bố mẹ hãy thực hiện ngay những điều sau đây:
Tăng cường cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch bù nước và điện giải Oresol, nước cháo muối…
Cho con bù nhiều lần và thời gian bú lâu hơn với những em bé bú mẹ.
Cho trẻ ăn thành nhiều bữa, ăn từng chút một, tăng cường thêm vitamin và khoáng chất với các loại trái cây đặc biệt là cam, chuối, hồng xiêm.
Tránh cho con dùng đồ uống có ga, các loại nước trái cây công nghiệp, tránh cho bé ăn các thực phẩm khó tiêu như đỗ nguyên hạt, măng, ngô.