Đặt banner 324 x 100

258


BE FAST tiền thân của FAST – Cum từ viết tắt được hội tim mạch Mỹ cùng như một số tổ chức khác sử dụng, hỗ trợ người bệnh và người thân có thể dễ dàng ghi nhớ về những dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ cũng như mọi đối tượng người bệnh. Mục đích nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời cho người bị đột quỵ.

BE FAST là một cụm từ bao gồm có tất cả 6 chữ cái, mỗi chữ sẽ mô tả tương ứng với một dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết sớm bệnh đột quỵ:

  • B (Balance): Diễn tả các triệu chứng khi người bệnh đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.
  • E (Eyesight): Biểu hiện người bệnh bị mờ mắt (tình trạng thị lực giảm) hay mất hoàn toàn thị lực của 1 hay 2 mắt.
  • F (Face): Thể hiện sự biến đổi của khuôn mặt, người bệnh có thể bị liệt, nhân trung bị lệch, méo miệng, điều này thể hiện rõ nhất khi người bệnh cười mở miệng lớn.
  • A (ARM): Người bệnh cử động khó hay không thể cử động được tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận được nhanh chóng nhất là yêu cầu người bệnh giơ cả hai tay lên và giữ lại cùng một lúc.
  • S (Speech): Người bệnh có biểu hiện khó nói hay thực hiện phát âm không được rõ, nói dính chữ, ngọng bất thường. Kiểm tra bằng cách yêu cầu người bị nghi ngờ đột quỵ lặp lại một câu đơn giản mà bạn vừa mới nói.
  • T (Time): Khi xuất hiện đột ngột những triệu chứng vừa kể trên, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế, hay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ tiến hành cấp cứu và xử lý kịp thời.

Từ những dấu hiệu chia theo từng chữ cái trên, bạn có thể nhận biết dễ dàng tình trạng bệnh và có hướng xử lý kịp thời, đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời.

Như đã trình bày ở phần trên, câu trả lời cho thắc mắc huyết áp thấp có bị đột quỵ không là CÓ.

Một nguyên nhân của đột quỵ do thiếu máu cục bộ chính là huyết áp thấp. Áp lực đưa máu lên não thường sẽ lớn hơn nơi khác. Do vậy, não thường dễ bị thiếu máu nếu huyết áp giảm. Thiếu máu não nhẹ gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, ngất xỉu, mất tập trung,… Theo thời gian dài, tế bào não có thể bị tổn thương, dẫn tới giảm trí nhớ, nhũn não, teo não,… Trường hợp nặng, huyết áp đột ngột tụt sâu dễ dẫn tới đột quỵ.Đột quỵ có thể đe dọa tới tính mạng bệnh nhân nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Cách xử lý khi bị đột quỵ là điều vô cùng cần thiết để cứu sống và hạn chế di chứng cho người bệnh. Song, cách xử lý phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và phải đúng nguyên tắc để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ, người thân hay những người xung quanh cần thực hiện theo các bước sau:

Xử trí ban đầu

  • Người đột quỵ thường đứng không vững, dễ ngã, dễ té do đó cần đỡ họ ngay tránh họ té ngã.
  • Bình tĩnh gọi điện thoại cho cấp cứu ngay
  • Tuyệt đối không cho uống thuốc hay ngậm thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ thuốc gì
  • Không cạo gió, chích đầu ngón tay,…
  • Đảm bảo đỡ người bệnh được nằm ở một vị trí an toàn, mặc quần áo thoáng mát, không gian thoải mái. Nếu trẻ nhỏ bị đột quỵ, nên đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng sang một bên, đầu hơi nâng lên. Với tư thế này nhằm đề phòng trường hợp trẻ bị nôn.

Sơ cứu trong lúc chờ cấp cứu

  • Kiểm tra xem người bệnh còn đang thở hay không, nếu không thấy nhịp thời, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo.
  • Nếu người bệnh khó thở, thở gấp hãy nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát như cà vạt, khăn cổ, thắt lưng… để người bệnh dễ chịu hơn, dễ thở hơn.
  • Thực hiện tư thế hồi sức cho người đột quỵ.
  • Nếu người bệnh yếu chi sẽ không được di chuyển họ.

Xe cấp cứu đến

Để nhân viên y tế đưa bệnh nhân lên xe cấp cứu và cung cấp cho họ về tình trạng của bệnh nhân: nguyên nhân, dấu hiệu, có bị té ngã hay không, có bị đập đầu, thời gian phát bệnh.

Nguồn tham khảo: https://nreci.org/

Thông tin liên hệ


: nreci12345
:
:
:
: