Đặt banner 324 x 100

7 Tác hại không ngờ của phủ sứ Nano bạn nên cảnh giác


Bên cạnh những lợi ích mang lại, phủ sứ Nano cũng có thể gây ra một số tác hại đối với sức khỏe răng miệng. Trước khi quyết định thực hiện, bạn nên tìm hiểu kỹ về phương pháp này để lựa chọn cho mình giải pháp phục hình răng phù hợp nhất.

7 Tác hại của phủ sứ Nano cần biết trước khi thực hiện
Phủ sứ Nano là kỹ thuật sử dụng composite phủ lên mặt răng nhằm cải thiện hình thể và màu sắc của răng. Composite là chất liệu bằng nhựa có đặc tính nhẹ, màu sắc khá giống với răng thật và được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật hàn trám. Để tiết kiệm chi phí, một số nha khoa và thẩm mỹ viện sử dung chất liệu này phủ lên bề mặt của răng thay vì dán sứ Veneer hay bọc răng sứ.

Với màu sắc tương tự răng thật, phủ sứ Nano có thể khắc phục khuyết điểm răng ngả màu, thưa kẽ, răng nứt, mẻ nhẹ và răng có hình thể không đẹp. So với các kỹ thuật phục hình bằng mão răng và miếng dán sứ, phủ sứ Nano có chi phí thấp hơn, chỉ khoảng 6 – 8 triệu đồng/ 2 hàm. Cũng chính vì vậy mà phương pháp này rất được ưa chuộng trong những năm gần đây.

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng phủ sứ Nano tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng. Vì vậy trước khi thực hiện, bạn nên trang bị kiến thức về những tác hại của phương pháp này.
Dưới đây là 7 tác hại của phủ sứ Nano bạn nên biết trước khi quyết định thực hiện:

1. Răng bong tróc sau một thời gian
Phủ sứ Nano là phương pháp sử dụng nhựa composite để đắp lên mặt ngoài của răng. Chính vì vậy, chất liệu này rất dễ bị bong tróc sau một thời gian sử dụng. Ở điều kiện thường, nhựa composite có độ mềm, dẻo và dễ tạo hình. Khi sử dụng lên răng, bác sĩ sẽ dùng ánh sáng có bước sóng phù hợp để làm đông vật liệu.

Với tác động của ánh sáng, composite sẽ gắn chặt lên bề mặt răng và không bị bung hay cộm khi ăn uống. Tuy nhiên, chất liệu composite có độ bền không cao nên chỉ sau khoảng 1 – 2 năm, lớp sứ phủ ở mặt ngoài của răng sẽ bị bong tróc và buộc phải phục hình lại.

Trong khi đó, miếng dán sứ Veneer và mão răng sứ đều có độ bền cao. Nếu sử dụng sứ kim loại, răng sứ có thể dùng được 5 – 7 năm và tuổi thọ lên đến 9 – 12 năm trong trường hợp sử dụng các dòng sứ cao cấp. Hơn nữa, miếng dán sứ và răng sứ là khối đồng nhất nên không gặp phải tình bung, bong tróc. Trong khi đó, composite là vật liệu lỏng nên không có liên kết bền vững và dễ hư hại dưới tác động của lực ăn nhai.
Xem thêm: nha khoa paris

2. Chất liệu phủ sứ bị ngả màu
Chất liệu composite được sử dụng trong kỹ thuật phủ sứ Nano thực chất là nhựa tổng hợp. Do đó, sứ Nano rất dễ bị ngả màu sau khi tiếp xúc với màu có trong đồ ăn và thức uống. Nếu không biết cách chăm sóc, răng có thể ngả màu rõ rệt chỉ sau 5 – 6 tháng.

Trong trường hợp được chăm sóc tốt, răng có thể giữ màu trắng sáng từ 1 – 2 năm. Sau khoảng thời gian này, bạn buộc phải phục hình lại nếu muốn giữ màu trắng sáng cho hàm răng. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện phủ sứ để cải thiện màu sắc và hình thể của răng.

3. Hôi miệng
Hôi miệng là tình trạng phổ biến khi dán sứ Veneer và bọc răng sứ. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể gặp phải sau khi phủ sứ Nano. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng hôi miệng gây ra tâm lý thiếu tự tin khi giao tiếp và gặp gỡ.
4. Gây viêm nướu răng (viêm lợi)
Viêm nướu răng là bệnh nha khoa thường gặp, xảy ra khi cao răng tích tụ nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm và sưng mô nướu. Bệnh lý này gặp chủ yếu ở những người không vệ sinh răng miệng đúng cách, chế độ ăn nhiều đường,… Ngoài ra, viêm lợi cũng có thể xảy ra sau khi phủ sứ Nano.

Phủ sứ Nano sử dụng composite đắp lên mặt răng nên ít nhiều sẽ tạo kẽ hở so với mô nướu. Đây là điều kiện để thức ăn bám dính tạo thành cao răng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hại khuẩn dẫn đến viêm nhiễm mô nướu và các cơ quan lân cận.

Viêm nướu răng là bệnh nha khoa có mức độ nhẹ và dễ cải thiện. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nặng gây viêm nha chu, viêm quanh răng và nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng khác.

5. Gây khó khăn khi ăn nhai
Composite là vật liệu mềm, nhão nên việc tạo hình để tương thích hoàn toàn với hình dáng của răng gần như là không thể. Do đó ở rìa cắn, vật liệu có thể bị chênh, cộm khiến cho việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, composite là vật liệu có độ bền kém và dễ nứt, mẻ khi có tác động. Điều này có thể gây ra cảm giác không thoải mái trong quá trình cắn và nhai thức ăn.
Xem thêm: nha khoa thúy đức

6. Dễ gây sâu răng
Ngoài viêm nướu răng, phủ sứ Nano còn có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Nguyên nhân là do mặt sứ phủ bên ngoài răng tạo ra kẽ hở với nướu khiến thức ăn bám dính và tạo thành cao răng. Cao răng là nơi để vi khuẩn xâm nhập, phát triển và sản sinh nhiều axit. Axit gây hòa tan các mô cứng của răng và hậu quả là khiến răng hình thành các lỗ sâu có màu nâu đen.
Nếu không được điều trị sớm, sâu răng có thể gây viêm tủy răng và áp xe quanh chân răng. Vì vậy nếu có ý định phủ sứ Nano, bạn cần vệ sinh răng miệng tốt và đến nha khoa lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần.

7. Gây tốn tài chính do phải phục hình răng nhiều lần
So với bọc sứ và dán sứ Veneer, phủ sứ Nano có chi phí thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, phủ sứ Nano có độ bền kém nên phải thực hiện lại khoảng 1 – 2 năm/ lần. Điều này gây hao tốn tài chính lẫn thời gian. Trong khi các phương pháp khác đều có tuổi thọ dao động từ 5 – 12 năm tùy theo vật liệu.

Ngoài ra, phục hình bằng kỹ thuật phủ sứ Nano buộc bác sĩ phải tác động đến men răng. Nếu phục hình thường xuyên, men răng sẽ mỏng dần và răng trở nên ê buốt, nhạy cảm khi ăn uống. Trong trường hợp men răng quá mỏng, bạn buộc phải bọc sứ để bảo vệ răng. Do đó nếu có nhu cầu phục hình răng, nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn giải pháp.

Trên đây là 7 tác hại có thể gặp phải khi phủ sứ Nano. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về phương pháp này và có thể lựa chọn được giải pháp phục hình răng phù hợp. Bên cạnh đó, nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để chọn được phương pháp thích hợp với tình trạng răng miệng.
https://www.youtube.com/@nhakhoathammysunshine

Thông tin liên hệ


: reviewnhakhoa17
:
:
:
: