Đặt banner 324 x 100

Bị Áp Xe Răng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Nhanh Hết Đau?


Ngoài các biện pháp y tế, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần không nhỏ vào tiến triển của bệnh áp xe răng. Thông tin giải đáp “Bị áp xe răng nên ăn gì, kiêng gì?” trong bài viết sẽ là cơ sở giúp bạn đọc dễ dàng xây dựng thực đơn ăn uống nhằm hỗ trợ quá trình điều trị. 

Vai trò của chế độ ăn đối với bệnh áp xe răng

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng nặng, đặc trưng bởi sự xuất hiện của túi áp xe ở chân răng hoặc tổ chức nha chu (thường là mô nướu). Áp xe là ổ mủ được cấu tạo từ các thành phần như mô, tế bào chết, các bạch cầu bị tiêu diệt và hại khuẩn. Ổ áp xe thường gây sưng đau, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ăn uống và giao tiếp.

Trong giai đoạn áp xe cấp, răng bị đau nhức và ê buốt dữ dội kèm theo tình trạng sốt, sưng hạch và mệt mỏi. Do đó, quá trình ăn uống trong thời gian diễn ra khá khó khăn, người bệnh có xu hướng nhịn ăn hoặc ăn uống ít. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khiến thể trạng suy nhược, mệt mỏi, từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển mạnh khiến ổ áp xe phát triển lớn dần theo thời gian.

Người bị áp xe răng nên ăn gì để giảm đau?

Bị áp xe răng nên ăn gì để giảm đau, nhanh phục hồi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi bổ sung thực phẩm lành mạnh có thể nâng đỡ thể trạng, giảm mệt mỏi và đẩy nhanh tốc độ phục hồi ở răng bị tổn thương. Ngoài ra, một số thực phẩm còn có tác dụng giảm đau và chống viêm tự nhiên.

1. Dùng món ăn mềm, dễ nhai nuốt

Khi bị áp xe răng, răng rất dễ bị đau nhức khi nhai nuốt. Do đó, nên ưu tiên dùng các món ăn mềm, dễ nhai để giảm cảm giác đau và khó chịu. Ngoài ra trong thời gian này, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi nên chức năng tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể. Dùng các thức ăn mềm có thể giúp dạ dày và đường ruột dễ dàng tiêu hóa và hấp thu vi chất dinh dưỡng cần thiết.

2. Tăng cường rau xanh, trái cây

Rau xanh, trái cây là nhóm thực phẩm tốt cho người bị áp xe răng. Chất xơ trong các loại thực phẩm này giúp làm sạch khoang miệng, mảng bám có trong kẽ răng, mặt nhai và mặt trong của răng. Ngoài ra, rau xanh có độ pH kiềm nên có thể trung hòa các sản phẩm axit do vi khuẩn bài tiết. Từ đó làm giảm mức độ phá hủy các mô cứng ở men răng và ngà răng.

Xem thêm: bọc răng sứ cercon ht có tốt không

3. Sữa chua – Món ăn tốt cho người bị áp xe răng

Trong thời gian bị áp xe răng, nên bổ sung sữa chua vào chế độ ăn hằng ngày. Sữa chua được bảo quản ở nhiệt độ lạnh nên có thể giảm hiện tượng sưng nóng và đau nhức ở chân răng bị áp xe. Từ đó giảm phần nào cảm giác khó chịu và mệt mỏi.

4. Bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất

Khoáng chất là thành phần chính cấu tạo xương, móng, tóc và răng. Do đó khi răng gặp phải vấn đề, nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu khoáng chất để cải thiện men răng, ngà răng và đẩy nhanh tốc độ tái tạo, phục hồi các cơ quan bị tổn thương.

5. Các loại thực phẩm có đặc tính chống viêm

Ngoài tác dụng cung cấp vi chất dinh dưỡng cần thiết, một số loại thực phẩm còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Trong thời gian bị áp xe răng, nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm này để giảm đau nhức, sưng, phù nề mô nướu và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

Bị áp xe răng nên kiêng ăn gì?

Như đã đề cập, các triệu chứng của bệnh áp xe răng có thể trở nên nghiêm trọng hơn sử dụng các loại thực phẩm và thức uống không phù hợp. Do đó ngoài vấn đề “Bị áp xe răng nên ăn gì?”, bạn đọc cũng cần nắm bắt thông tin về các loại món ăn, thức uống cần kiêng cữ trong thời gian điều trị.

1. Món ăn chứa nhiều đường

Khi gặp phải các vấn đề về nha khoa nói chung và áp xe răng nói riêng, cần hạn chế tối đa các món ăn chứa quá nhiều đường. Ngoại trừ đường tự nhiên (fructose, lactose và sucrose), các loại đường tổng hợp đều có thể khiến vi khuẩn phát triển mạnh.

Khi dùng các món ăn chứa nhiều đường, vi khuẩn sẽ phản ứng với đường tạo ra các sản phẩm axit. Axit từ vi khuẩn gây hòa tan các tinh thể cứng ở men răng, ngà răng và dẫn đến chứng sâu răng. Đối với người bị áp xe răng, dùng nhiều đường có thể làm tăng hại khuẩn trong khoang miệng dẫn đến đau nhức và ê buốt răng dữ dội.

Ngoài ra khi tiêu thụ quá nhiều đường, nồng độ đường trong máu sẽ tăng cao đột ngột. Dù chưa có công bố chính thức nhưng một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy, đường huyết tăng làm giảm chức năng miễn dịch và kích thích phản ứng viêm ở các cơ quan bị tổn thương.

2. Nước ngọt có gas

Ngoài ra, người bị áp xe răng cũng nên kiêng nước ngọt có gas trong thời gian điều trị. Thức uống này không chỉ chứa nhiều đường mà còn có nhiều thành phần có hại cho men răng như axit citric, phosphoric, hương liệu và chất bảo quản.

Sử dụng nước ngọt có gas làm mài mòn men răng, từ đó tăng mức độ đau nhức và ê buốt khi ăn, nhai. Hơn nữa, thức uống này còn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và gián tiếp làm chậm tốc độ phục hồi, tái tạo cơ quan bị tổn thương.

Xem thêm: bọc răng sứ ht smile giá bao nhiêu

3. Rượu bia và cà phê

Rượu bia, cà phê cũng là các loại thức uống cần kiêng cữ khi điều trị áp xe răng. Các loại thức uống này khiến cơ thể mất nước và gây ra chứng khô miệng do giảm tiết nước bọt. Nước bọt có vai trò kháng khuẩn, trung hòa axit của các hại khuẩn, làm sạch mảng bám và tái khoáng men răng. Khi lượng nước bọt giảm đi đáng kể, hại khuẩn dễ dàng phát triển dẫn đến tăng mức độ viêm và phù nề ở chân răng.

Ngoài ra, cồn có trong bia rượu còn gây ăn mòn men răng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây ra nhiều vấn đề răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,… Hơn nữa, dùng nhiều bia rượu còn khiến thể trạng suy giảm và làm chậm quá trình tái tạo, phục hồi của răng.

4. Thực phẩm cứng, khô, khó nhai

Dùng các thực phẩm cứng khô và khó nhai như thịt bò, gân, trái cây sấy, các loại hạt rang,… có thể kích thích cảm giác đau nhức và khó chịu ở chân răng bị áp xe. Nếu sử dụng thường xuyên, ổ áp xe có thể bị vỡ khiến vi khuẩn lây lan sang các cơ quan kế cận và thậm chí là những cơ quan xa như tim, màng não, khớp,…

5. Món ăn chứa nhiều gia vị

Ngoài các món ăn cứng, khó nhai, người bị áp xe răng cũng nên hạn chế món ăn chứa nhiều gia vị như muối, đường, gia vị chua và cay như chanh, me, ớt, mù tạt, tiêu,… Các loại gia vị này đều có thể kích thích lên mô nướu dẫn đến đau nhiều, ê buốt, mệt mỏi và ăn uống kém.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Bị áp xe răng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hết đau nhức?”. Xây dựng chế độ ăn hợp lý có thể giảm phần nào các triệu chứng khó chịu, đồng thời nâng đỡ thể trạng và tăng tốc độ tái tạo, phục hồi. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý sinh hoạt điều độ và chăm sóc răng miệng đúng cách để kiểm soát bệnh nhanh chóng.

https://www.youtube.com/@nhakhoathammysunshine

Thông tin liên hệ


: reviewnhakhoa21
:
:
:
: