Đặt banner 324 x 100

Ứng dụng Mô hình nhà máy thông minh trong thực tế


Việc ứng dụng mô hình nhà máy thông minh này không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao ứng dụng chuyển đổi số mà còn góp phần thay đổi quy trình làm việc để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh… 

Samsung Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương tổ chức Dự án “Hợp tác phát triển nhà máy thông minh” tại 12 doanh nghiệp phía Bắc (đợt 1) đã đạt được những kết quả cải tiến khả quan. 

Tổng Giám đốc CTCP Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long cho biết “Nếu như trước đây, doanh nghiệp quản lý dữ liệu hoàn toàn bằng phương pháp thủ công sử dụng nguồn lực con người, thì dự án này đã giúp các doanh nghiệp số hóa và quản lý các dữ liệu trên phần mềm và hệ thống”. 

Mô hình nhà máy thông minh ứng dụng các công nghệ mới vào trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp, giúp khả năng vận hành của hệ thống máy móc tự động hơn, ít có sự can thiệp của con người. Mô hình hoạt động dựa trên sự kết nối, vì vậy còn được gọi là mô hình nhà máy kết nối (Connected Factory)

Mô hình nhà máy thông minh: Giúp doanh nghiệp Việt “lột xác”

Mô hình nhà máy thông minh có thể được hình thành nên từ sự kết hợp của các công nghệ như phân tích dữ liệu, khai thác dữ liệu lớn, IIoT, hệ thống quản lý sản xuất và quản lý doanh nghiệp tự động, 

Cấu trúc mô hình nhà máy thông minh là cách tổ chức các thiết bị, quy trình và thông tin trong nhà máy để tạo ra sự kết nối, tự động hóa. Cấu trúc nhà máy thông minh có thể tham chiếu từ tiêu chuẩn quốc tế ISA-952, bao gồm các tầng sau: 
  • Tầng chiến lược: Đây là tầng dành cho ban lãnh đạo và các quản lý cấp cao. Từ khu vực này, nhà quản trị có thể có cái nhìn trực quan về hiệu suất sản xuất, đưa ra các quyết định chiến lược và chiến thuật dựa trên dữ liệu. 
  • Tầng quản lý: Là tầng dành cho các quản lý cấp trung. Từ khu vực này, người quản lý có thể theo dõi, điều phối và kiểm soát các hoạt động sản xuất, bao gồm lập kế hoạch, lên lịch, phân bổ nguồn lực, kiểm soát chất lượng và hậu cần. 
  • Tầng vận hành: Là tầng dành cho các nhân viên cấp dưới. Bỏ qua các công việc đơn giản đã được máy móc thực hiện, nhân viên có thể thực hiện các công việc sản xuất, bảo trì, sửa chữa và kiểm tra các thiết bị và quy trình.   
  • Tầng máy móc thiết bị: Là tầng dành cho các thiết bị thông minh như cảm biến, robot, máy tính, điện thoại, xe hơi, thiết bị gia dụng và các cảm biến. Từ khu vực này, các thiết bị có thể giao tiếp với nhau qua Internet hoặc mạng không dây, thu thập, truyền tải và phân tích dữ liệu thời gian thực từ các thiết bị và quy trình để cải thiện hiệu suất, chất lượng và an toàn trong sản xuất.
Xem thêm bài viết liên quan đến nhà máy thông minh tại: https://vr360.com.vn