Đặt banner 324 x 100

Hội chứng Erotomania: Dấu hiệu, cách điều trị và các biến chứng


Hội chứng Erotomania là gì?

Hội chứng Erotomania là một hội chứng tâm thần khi người gặp phải luôn tin rằng có một hoặc nhiều người đang yêu họ một cách mãnh liệt. Đó có thể là người nổi tiếng, có địa vị cao trong xã hội hoặc có nhan sắc. Hội chứng này còn được biết đến với cái tên khác là hội chứng De Clérambault.

Hội chứng Erotomania: Dấu hiệu, cách điều trị và các biến chứngHội chứng Erotomania là hội chứng hoang tưởng người khác cũng yêu mình

Trong đa số các trường hợp, đối tượng mà người mắc hội chứng Erotomania nghĩ rằng đang yêu họ thậm chí không biết họ là ai. Một số trường hợp khác thì tin rằng một người lạ họ vừa gặp đã yêu họ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Họ luôn nghĩ rằng đối phương đang cố gắng gửi rất nhiều tin nhắn cho họ, tìm cách để tiếp cận họ. 

Mặc dù không có bằng chứng nào có thể chứng minh tình yêu của đối phương, họ vẫn rất tin vào tình yêu từ suy nghĩ của mình. Thậm chí, họ bắt đầu tự đặt ra những lý do hợp lý để biện minh cho việc đối phương không thể hiện tình cảm hay công khai mối quan hệ.

Hội chứng Erotomania có liên kết với các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, liên quan đến hành vi hưng cảm hoặc ảo tưởng.

Dấu hiệu của hội chứng Erotomania

Theo Medical News Today, người mắc hội chứng Erotomania sống với một niềm tin rằng họ đang được một người hoàn mỹ yêu say đắm, dù trên thực tế thậm chí đối phương còn không biết họ là ai. Niềm tin ngày càng khiến họ trở nên phấn khích và ngày càng đắm chìm vào tình yêu đó. Họ có xu hướng tự tạo ra các bằng chứng để chứng minh cho tình yêu của đối phương dành cho mình.

Không chỉ vậy, người mắc Erotomania còn có các dấu hiệu cuồng yêu, được thể hiện bằng việc liên tục nói hoặc kể về người kia. Họ cũng bị ám ảnh về việc cần phải cố gắng gặp gỡ, tiếp xúc để cả hai được ở bên nhau nhiều nhất. 

Các dấu hiệu thường gặp ở người mắc hội chứng Erotomania bao gồm:

  • Tìm mọi cách để công khai mối quan hệ với mọi người.
  • Liên tục gọi điện, gửi tin nhắn hoặc tặng quà cho người yêu tưởng tượng dù không được đáp trả.
  • Luôn có suy nghĩ rằng đối phương đang cố gắng giao tiếp với mình qua ánh mắt, cử chỉ hoặc tin nhắn một cách bí mật.
  • Tự đặt ra những tình huống để cho rằng đối phương đang theo đuổi hoặc cố gắng liên lạc với họ.
  • Ghen khi đối phương tiếp xúc với người khác giới.
  • Có hành vi quấy rối nơi công cộng. Thậm chí, hành vi này có thể khiến họ bị cơ quan chức năng khiển trách hoặc bắt giữ.
  • Giảm hoặc mất hứng thú đối với các hoạt động xã hội.
Hội chứng Erotomania: Dấu hiệu, cách điều trị và các biến chứngNgười mắc hội chứng Erotomania luôn nghĩ rằng đối phương đang cố gắng liên lạc với họ

Hội chứng Erotomania - hoang tưởng người khác yêu mình có thể xảy ra trong một giai đoạn ngắn (phá vỡ tâm thần) hoặc trong một khoảng thời gian dài. Phá vỡ tâm thần là một dấu hiệu phổ biến liên quan đến sức khỏe tâm thần, là việc đột ngột làm các ảo tưởng hoặc các đặc điểm tâm thần trở nên xấu đi. Sự phá vỡ tâm thần này có thể gặp trong các bệnh như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn hoang tưởng…

Do có mối liên hệ với các tình trạng bệnh lý về tâm thần khác nên hội chứng Erotomania còn có thể kèm theo một số biểu hiện như:

  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ về đêm.
  • Thay đổi chủ đề nói chuyện liên tục trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Có nhiều luồng suy nghĩ đan xen nhau một lúc.
  • Xuất hiện các hành vi có tính rủi ro cao như lái xe với tốc độ cao, tiêu quá nhiều tiền một lúc…
  • Trở nên bất thường khi nghĩ đến “người yêu” của họ.

Điều trị hội chứng Erotomania như thế nào?

Nói chung, mục đích điều trị hội chứng Erotomania là điều trị các triệu chứng liên quan đến loạn thần và ảo tưởng. Việc điều trị này là sự kết hợp giữa các liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc. 

Hội chứng Erotomania: Dấu hiệu, cách điều trị và các biến chứngĐiều trị hội chứng Erotomania bằng cách kết hợp liệu pháp tâm lý và thuốc

Thuốc chống loạn thần cổ điển (pimozide) là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả để điều trị tình trạng loạn thần do hội chứng Erotomania. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc chống loạn thần không điều trị như olanzapine, clozapine, risperidone… để kết hợp cùng với tâm lý trị liệu.

Trong trường hợp hội chứng Erotomania được gây ra bởi một tình trạng bệnh tâm lý tiềm ẩn như rối loạn lưỡng cực hay tâm thần phân liệt, bác sĩ có thể điều trị hội chứng bằng việc bắt đầu điều trị bệnh lý. Cụ thể, tình trạng rối loạn lưỡng cực có thể được điều trị bằng các chất giúp ổn định tâm trạng như acid valproic hoặc lithium.

Nói chung, để có được phương pháp điều trị cụ thể, người mắc hội chứng Erotomania nói riêng hay người gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý nói chung nên đến thăm khám tại cơ sở y tế để có được biện pháp xử trí phù hợp.

Hội chứng hoang tưởng người khác cũng yêu mình có biến chứng gì?

Người mắc hội chứng tâm lý Erotomania có thể biểu hiện các hành vi hung hăng, mất kiểm soát và gây nguy hiểm. Trong một số trường hợp, các hành vi này có thể khiến họ bị cơ quan chức năng bắt giữ vì tội rình rập hoặc quấy rối. Ở mức nguy hiểm hơn, hội chứng này có thể khiến người mắc phải trở nên phát cuồng, sẵn sàng giết chết người họ yêu rồi tự sát.

Hội chứng Erotomania thường có liên quan đến tình trạng rối loạn lưỡng cực hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như:

  • Nghiện chất kích thích như rượu bia, ma túy.
  • Rối loạn lo âu.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
  • Rối loạn ăn uống (chán ăn hoặc cuồng ăn).
Hội chứng Erotomania: Dấu hiệu, cách điều trị và các biến chứng 4Hội chứng Erotomania có thể liên quan đến chứng rối loạn ăn uống

Hội chứng hoang tưởng người khác cũng yêu mình có thể chỉ kéo dài trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời, hội chứng này có thể tiếp diễn trong vòng nhiều năm và tiến triển trầm trọng hơn. Do đó, nếu bạn cảm thấy ai đó có những biểu hiện bất thường về tâm lý, đặc biệt là có các dấu hiệu của hội chứng Erotomania, hãy đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
►►► Xem thêm:https://huongdantinhduc.com/